Đóng Facebook, dừng giao lưu để vẽ xe máy tán tỉnh nhau

Nói về ý tưởng thực hiện đề tài này, Nguyễn Hữu Khoa chia sẻ: "Thử hỏi bất kỳ người nước ngoài nào khi đến Việt Nam lần đầu ấy. Chắc chắn sẽ là: Thiên đường của xe máy!".

“Đúng vậy thôi, dân Việt vốn được mệnh danh như những người được sinh ra trên xe máy, mưu sinh bằng xe máy, cuộc sống hằng ngày gắn chặt với chiếc xe máy. Không những thế, chiếc xe vẫn còn là tài sản, là phong cách sống, là thể hiện sang hèn… Tôi chưa tưởng tượng được sẽ như thế nào nếu một ngày không có xe máy” - anh tâm sự.

Họa sĩ Nguyễn Hữu Khoa bên những bức tranh được trưng bày triển lãm nghệ thuật quốc tế GIAF lần thứ 14 tổ chức tại Dongju. 

Vẽ xe máy nhưng không phải là những bức tranh đơn điệu thông thường, Nguyễn Hữu Khoa thổi vào đó tâm trạng, biểu cảm của từng chiếc xe. “Chúng không còn đơn giản là xe nữa, tôi vẽ xe đấy nhưng thực ra là tôi vẽ người, vẽ về cuộc sống của con người. Hình ảnh những chiếc xe máy nhảy nhót, uốn lượn, ve vãn lẫn nhau, tán tỉnh nhau, kèn cựa nhau như xã hội con người vốn vậy. Những chiếc ghi-đông xe như những cánh tay nối dài để kết giao, để xô đẩy, để hờn giận, để yêu thương, để ca múa, để tỏ bày cảm xúc… Chúng là con người đấy chứ!” - anh nói.

Để hoàn thiện các tác phẩm của mình, họa sĩ Nguyễn Hữu Khoa đã không gặp gỡ, chẳng mấy giao lưu, đóng cửa Facebook… và mất gần 10 năm chuẩn bị sẵn sàng cho ngày ra mắt.

Triển lãm kéo dài từ ngày 29-11 đến hết ngày 5-12 tại Trung tâm Giám định và Triển lãm tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh (29 Hàng Bài, Hà Nội).

Một số bức tranh tại triển lãm:

Xe máy không chỉ là phương tiện giao thông, trong tranh nó đã trở thành những cá thể sinh động. 

Chúng cũng biết ve vãn, tán tỉnh nhau. 

Mỗi chiếc xe đều có những biểu cảm khác nhau. 

 Chiếc xe còn là tài sản, là phong cách sống, là thể hiện sang hèn của những người điều khiển chúng.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm