"Cống hóa" thủy đạo cổ Kinh thành Huế?

"Cống hóa" thủy đạo cổ Kinh thành Huế? ảnh 1Theo ông Nguyễn Việt Dũng- Ban Khoanh vùng bảo vệ di tích thuộc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế thì đoạn kênh này rộng 3m dài hơn 500m một nửa lộ thiên, nửa còn lại là cống ngầm bắt đầu từ đường La Sơn Phu Tử đổ vào sông Ngự Hà. Được xây dựng từ thời Nguyễn, cho đến nay, đoạn kênh này vẫn còn khá nguyên vẹn.

Trước đây, kênh có chức năng tiêu thoát nước cho khu vực ruộng Tịch Điền triều Nguyễn (nơi hàng năm vua đích thân ra cày ruộng) cùng một số hồ thuộc phía Tây kinh thành Huế nên việc đoạn kênh này bị biến thành cống ngầm như hiện nay, tuy không ảnh hưởng gì tới cảnh quan của Di tích Cố đô Huế, nhưng theo quy định của Luật Di sản, đối với những di tích cổ, nhất là di tích đặc biệt quan trọng như Kinh thành Huế, mọi việc tu bổ, tôn tạo đều phải có sự tư vấn của các cơ quan chức năng chuyên ngành cùng sự đóng góp của các nhà nghiên cứu lịch sử, nghiên cứu văn hóa.

Hơn nữa, nếu giữ lại nguyên trạng đoạn cống cổ này sẽ rất có ý nghĩa đối với việc phục hồi, tôn tạo lại hệ thống thủy đạo trong kinh thành Huế bởi đây sẽ đóng vai trò như một tư liệu sống.

Theo ông Phan Trọng Vinh- Chủ tịch UBND thành phố Huế thì việc thi công này không ảnh hưởng gì đến hệ thống thủy đạo cổ trong Kinh thành Huế. Song trả lời phỏng vấn phóng viên Báo ANTĐ, ông Ngô Hòa - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết ngay sau khi nhận được thông tin này, ông đã có chỉ đạo UBND thành phố Huế và Ban Quản lý dự án dừng ngay việc thi công tại kênh Tịch Điền, đồng thời phải phục hồi trả lại nguyên trạng cho hệ thống thủy đạo cổ này.

Vân Quế (ANTĐ)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm