Bí ẩn đằng sau bộ trang phục lộ da thịt của Võ Mỵ Nương

Phạm Băng Băng đặt may 260 trang phục cho "Võ Mỵ Nương truyền kỳ"

Bộ phim “Võ Mỵ Nương truyền kỳ” đã gây nên một cơn bão về mốt hóa trang thành Võ Tắc Thiên trong giới trẻ Việt Nam. Trong phim, Phạm Băng Băng trong vai Võ Mỵ Nương đã hiện ra sang trọng và quyền quý, một phần vì nữ diễn viên này đã mạnh tay đặt nhà thiết kế may cho mình tới 260 bộ cánh đắt tiền. 
Đáng tiếc, khi lên phim, nhà đài đã cắt đi rất nhiều cảnh vì lý do trang phục “hở hang”. Thực sự, những bộ trang phục của nhân vật bắt nguồn từ đâu? 
Những bộ váy áo trong phim “Võ Mỵ Nương truyền kỳ” được lấy ý tưởng từ đời nhà Đường ở Trung Quốc, bắt đầu từ năm 618 cho đến năm 907. 
Ở thời kỳ này kinh tế, văn hóa và nghệ thuật phát triển khá mạnh, họ có sự giao thoa văn hóa với các nước khác như Hàn Quốc, Việt Nam, Nhật Bản và Ba Tư. Chịu sự ảnh hưởng từ phía Tây vực, thời trang của họ mang phong cách rất phóng khoáng, độc đáo và có phần sắc sảo.
Bí ẩn đằng sau bộ trang phục lộ da thịt của Võ Mỵ Nương ảnh 1Phạm Băng Băng rất chỉn chu trong các bộ phục trang của mình. Trang phục được thêu tỷ mỷ và tinh xảo với đa số chất liệu chính là lụa tơ tằm.
Quý tộc được hở bạo, thứ dân phải kín mít
Vào thời này, phụ nữ không còn quá bó buộc vào những hủ tục phong kiến của đạo Nho. Họ có thể đến trường, tự chủ trong công việc và hôn nhân và gần như ngang bằng với nam giới. 
Đó là lý do khiến trang phục phụ nữ thời kỳ này phóng khoáng hơn. Ở các gia đình quý tộc, phụ nữ có quyền được để lộ da thịt ở phần cổ, nhưng… thấp đến đâu thì còn tùy thuộc vào địa vị của họ trong xã hội. Tuy nhiên họ lại không được phép để lộ lưng và vai. Phụ nữ ở tầng lớp thấp thì kể cả lộ da thịt cũng không được phép. 
Bí ẩn đằng sau bộ trang phục lộ da thịt của Võ Mỵ Nương ảnh 2Một cảnh trong phim "Võ Mỵ Nương truyền kỳ".
Thời kỳ này, sự phân biệt giai cấp được thể hiện rất rõ, cụ thể là vải lụa, len và vải lanh gần như chỉ dành cho các tiểu thư hay giới quý tộc. Dân thường thì dùng da thú và những loại trang phục khá thô sơ khác. 
Màu sắc trang phục cũng là thứ để nhận dạng cấp bậc, ví dụ như màu tím, đỏ, xanh đậm, xanh lá cây sáng màu, hay màu xanh đen… theo thứ tự là những màu đại diện cho giai cấp quan lại và vua chúa. Màu vàng là màu dành cho dân thường. Điều đó lý giải vì sao đa phần trong phim các phi tần lẫn tài nhân đều diện những bộ cánh màu sắc và khá bắt mắt. 
Bí ẩn đằng sau bộ trang phục lộ da thịt của Võ Mỵ Nương ảnh 3Phụ nữ quý tộc thời Đường được phép mặc áo có cổ khoét sâu.
Phụ nữ thời Đường đã biết sử dụng các loại bột để thoa lên mặt làm đẹp, biết vẽ chu sa, biết dùng một số loại cây có sắc tố xanh đậm để kẻ chân mày. 
Búi tóc thể hiện cấp bậc
Một phần quan trọng tạo nên vẻ lung linh của dàn mỹ nữ trong phim "Võ Mỵ Nương truyền kỳ" là mái tóc. Theo ảnh hưởng từ Nhật Bản, thiếu nữ chưa chồng sẽ để tóc xõa, phụ nữ có gia đình thì búi tóc cao lộ cổ. 
Vai vế của những người phụ nữ thể hiện qua…độ to của tóc. Tóc búi càng to, càng nhiều phụ kiện càng chứng tỏ cấp bậc của họ. Để phân biệt, họ chia ra 2 kiểu búi tóc: nữ nhi, thê thiếp của quan thì búi tóc theo chiều dọc; phi tần thì búi tóc theo chiều ngang. Phụ kiện cho tóc cũng được ê kíp chuẩn bị khá chu đáo cho từng vai diễn và từng bối cảnh.
Bí ẩn đằng sau bộ trang phục lộ da thịt của Võ Mỵ Nương ảnh 4Không chỉ trang phục, mái tóc cũng thể hiện vai vế của người phụ nữ.
Có thể nói, để làm nên thành công của bộ phim “Võ Mỵ Nương truyền kỳ” kéo theo cơn sốt “hóa Võ Tắc Thiên” năm nay, ngoài dàn mỹ nhân xinh đẹp, không thể không kể đến những bộ trang phục lộng lẫy. 

Bộ phim đã hâm nóng lại các tên tuổi tưởng chừng như đã ngủ quên, đồng thời giới thiệu cho khán giả nét đẹp cổ trang của những tầng lớp dưới đời nhà Đường. Sự kết hợp hài hòa trong việc nghiên cứu kỹ lưỡng phục trang, có cách tân cùng với dàn mỹ nữ đẹp là chìa khóa thành công của một câu chuyện không mới./.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm