Xuất khẩu gạo quý II: Việt Nam kẹt giữa 2 áp lực

Đây là nhận định của các chuyên gia ngành công thương lẫn doanh nghiệp (DN) XK gạo. Cố mới đạt mục tiêu... Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, XK gạo trong tháng 4 giảm sút ở hầu hết các thị trường, nhất là thị trường châu Phi. Riêng thị trường Trung Quốc tăng 51%, chiếm 60% sản lượng gạo XK. XK gạo trong tháng 4 chỉ đạt trên 630.000 tấn, không đạt được kế hoạch đề ra là 700.000 tấn và thấp hơn cả tháng 3.
 Thị trường XK gạo lớn nhất trong quý II sẽ vẫn là Trung Quốc.
Thị trường XK gạo lớn nhất trong quý II sẽ vẫn là Trung Quốc.
Trung Quốc giữ vị trí là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam năm thứ hai liên tiếp và sẽ tiếp tục đứng đầu trong thời gian tới. VFA dự báo, giá gạo XK sang thị trường này sẽ ổn định trong tháng 5 và ngay cả tháng 6, trước khi sút giảm do kết hợp nhu cầu yếu từ Trung Quốc (bắt đầu thu hoạch) và thu hoạch vụ hè thu trong nước từ tháng 7, làm tăng áp lực giảm giá. Tuy nhiên, VFA cũng cảnh báo, không loại trừ lo ngại, Việt Nam sẽ gặp khó khi phụ thuộc quá lớn vào đối tác Trung Quốc. Sau những xung đột trên Biển Đông, một số thương nhân kinh doanh lúa gạo tại ĐBSCL cho biết, gạo xuất tiểu ngạch sang thị trường này vẫn ổn định, dù hoạt động mua bán gạo tiểu ngạch giữa doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc kém sôi động hơn so với thời điểm hồi tháng 3.2014. Đến thời điểm này, trừ Trung Quốc vẫn còn có giao dịch gạo với Việt Nam, hầu hết các thị trường khác đều sút giảm mạnh, nhất là châu Phi. Trong khi đó, Việt Nam lại vẫn đang chịu áp lực lớn từ sự cạnh tranh của Thái Lan, nhất là đối với các loại gạo trắng cùng loại và cả loại gạo đồ mới bắt đầu phát triển. Dù còn giữ được thị trường Philippines với số lượng trúng thầu 800.000 tấn vừa qua, song thị trường này cũng đang bị áp lực cạnh tranh rất lớn từ Thái Lan. Lý do là Thái Lan đang thúc đẩy thương mại gạo với chính phủ với Philippines để giải quyết tồn kho. Chuyên gia kinh tế Nguyễn Đình Bích cũng cho hay, khó khăn trong XK gạo những tháng qua là do các DN không có được những hợp đồng lớn và ổn định, gạo Việt Nam bị cạnh tranh mạnh bởi gạo của các nước như Thái Lan, Ấn Độ. Theo ông Huỳnh Minh Huệ- Phó Chủ tịch VFA, XK gạo trong tháng 4 đã giảm mạnh, trong khi đó, quý II là thời điểm quan trọng để XK gạo, do vậy để đạt được mục tiêu là 3,5 triệu tấn trong 6 tháng sẽ phải “rất cố”.
Khó tránh lệ thuộc thị trường Trung Quốc
Theo Bộ Công Thương, Việt Nam đang chịu sức ép lớn về tiêu thụ gạo từ nay đến cuối năm khi Indonesia chưa có dấu hiệu sẽ nhập khẩu, các thị trường còn lại tiếp tục bị gạo Thái cạnh tranh gay gắt. Nhiều thị trường truyền thống tại châu Phi và Malaysia đã rơi vào tay Thái Lan. Ước tính mức tồn kho của Thái Lan hiện còn 14-17 triệu tấn, chưa tính sản lượng thu hoạch mới.

Thị trường châu Phi vốn được xem là khá giàu tiềm năng cho gạo XK của Việt Nam nhưng dự báo của quý II cũng chưa có nhiều tín hiệu khả quan (quý I châu Phi chỉ chiếm 7% lượng gạo xuất của Việt Nam).

“Hiện nay gần như XK gạo của ta phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Xu hướng giá gạo sắp tới sẽ phụ thuộc vào sự biến động giá đối với thị trường Trung Quốc, nhất là XK qua biên giới nhưng có nhiều rủi ro” - ông Trần Thanh Hải- Cục phó Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cảnh báo. Theo ông Hải, các doanh nghiệp XK Việt Nam phải năng động hơn trong việc đa dạng hóa thị trường XK. Nhu cầu gạo của thế giới vẫn còn nếu các doanh nghiệp vượt qua khó khăn bước đầu trong tìm thị trường gạo mới. Việc chuyển đổi thị trường sẽ khiến doanh nghiệp chú trọng hơn trong việc xây dựng chất lượng và thương hiệu gạo để nâng cao giá trị thay vì bán gạo cấp thấp. Phân tích của VFA cũng cho thấy, thị trường XK gạo trong quý II trước mắt sẽ vẫn chủ yếu là Trung Quốc, chiếm khoảng 40%, và Philippines chiếm khoảng 30%. Theo bà Phan Thị Diệu Hà- Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương: Bộ Công Thương và Bộ NNPTNT cùng VFA đã và đang có những biện pháp mạnh để tìm kiếm thị trường, xúc tiến thương mại, gia tăng XK gạo. Bên cạnh việc việc ký thỏa thuận ghi nhớ về xuất khẩu (MOU) 7 nước, tổng sản lượng 4,2 triệu tấn, Bộ Công Thương đang xúc tiến ký đàm phán với Malaysia và đàm phán với Trung Quốc để tăng lượng XK gạo sang thị trường này.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Bị can Lê Viết Chữ

Nguyên Bí thư tỉnh ủy Quảng Ngãi Lê Viết Chữ bị bắt

(PLO)- Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an xác định: Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nguyên Bí thư tỉnh ủy Quảng Ngãi Lê Viết Chữ đã nhận tiền của Nguyễn Văn Hậu để tạo điều kiện giúp Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn trúng thầu.