Xử lý xe cồng kềnh: Làm nghiêm vì sự an toàn chung

Sáng 12-10, Đội CSGT số 1 - Phòng CSGT Công an TP Hà Nội đã tiến hành tuần tra, xử lý những trường hợp người điều khiển các phương tiện chở hàng cồng kềnh, xe ba bánh giả danh thương binh… tại khu vực phố Trần Nhật Duật (Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Kết quả, tổ tuần tra đã phát hiện và xử lý sáu trường hợp, chủ yếu là xe máy chở hàng cồng kềnh, vượt quá quy định từ khu chợ Long Biên.
Đáng chú ý, khi được hỏi về hành vi chở hàng cồng kềnh, đa số các tài xế đều cho biết việc này là nguy hiểm cho bản thân cũng như người đi đường, tuy nhiên vì cuộc sống khó khăn nên bắt buộc phải mưu sinh.
Anh HTH (Hà Đông, Hà Nội) cho biết đây là lần thứ hai anh bị lực lượng CSGT xử phạt về hành vi chở hàng cồng kềnh, biết là vi phạm nhưng không thể làm khác.
Anh H. cùng vợ làm nghề buôn bán rau, củ quả, hằng ngày vợ chồng anh đi từ Hà Đông lên chợ đầu mối Long Biên để lấy hàng từ sáng sớm rồi mang về bán lẻ. Tuy nhiên, do buôn bán nhỏ, anh chị không thể mua hoặc thuê ô tô chở hàng vì chi phí sẽ rất đắt, do đó biện pháp tốt nhất là sử dụng xe máy.
“Biết là nguy hiểm chứ nhưng vì cuộc sống khó khăn, vì lo cho gia đình nên chúng tôi buộc phải làm vậy. Bây giờ chẳng lẽ phải thuê ô tô, tiền lãi không đủ tiền cước xe, mong mọi người và lực lượng CSGT thông cảm” - anh H. chia sẻ.

Lực lượng CSGT Đội 1 xử lý các trường hợp chở hàng cồng kềnh
Lực lượng CSGT Đội 1 xử lý các trường hợp chở hàng cồng kềnh.

Tương tự, anh BT, nhân viên chuyển hàng của một cửa tiệm gạch ốp lát trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, khi bị lực lượng CSGT yêu cầu dừng xe đã lập tức gọi điện thoại thông báo về cho chủ tiệm.
Anh T. cho hay mỗi ngày được trả công 200.000 đồng để chở hàng đến cho các khách hàng mua sản phẩm của cửa tiệm. Do các gói hàng nhỏ lẻ, khách lại ở nhiều nơi, để tiết kiệm chi phí thì chủ cửa tiệm không thuê ô tô mà sử dụng xe máy và nhân viên vận chuyển. Nếu bị CSGT xử phạt, chủ tiệm cũng sẽ hỗ trợ một chút nhưng phần lớn là các nhân viên phải bỏ tiền ra.
Trao đổi về vấn đề này, Thượng úy Nguyễn Đức Tuyến, cán bộ Đội CSGT số 1, cho biết một trong những khó khăn lớn nhất khi xử phạt các trường hợp xe chở hàng cồng kềnh là những người vi phạm đều là dân lao động, điều kiện kinh tế còn khó khăn.
Bị lực lượng CSGT xử lý, họ thường đưa ra lý do vì cuộc sống phải mưu sinh, tuy nhiên quy định của pháp luật thì phải chấp hành. Các trường hợp này, lực lượng cũng đều tạo điều kiện để họ tháo dỡ hàng, chở về nhà thành nhiều chuyến để đảm bảo ATGT.

Nhiều trường hợp chở hàng cồng kềnh gây nguy hiểm cho các phương tiện khác lưu thông cùng tuyến đường
Nhiều trường hợp chở hàng cồng kềnh gây nguy hiểm cho các phương tiện khác lưu thông cùng tuyến đường.

Trong một diễn biến khác, theo số liệu thống kê từ Phòng CSGT Công an TP Hà Nội, từ ngày 27-9 đến 9-10, các đội CSGT trên địa bàn thủ đô đã xử lý tổng số 3.360 trường hợp người điều khiển phương tiện chở hàng cồng kềnh, quá khổ, xe ba bánh giả danh thương binh…, tạm giữ 2.720 bộ giấy tờ và 422 phương tiện.
Các phương tiện vi phạm chở hàng cồng kềnh, quá khổ chủ yếu là mô tô với 2.752 trường hợp. Một số phương tiện khác gồm: ô tô (398 trường hợp), xe ba bánh (93 trường hợp)…
Trong thời gian sắp tới, lực lượng chức năng sẽ tiếp tục tuần tra, xử lý nghiêm những trường hợp xe máy, xe ba gác chở hàng cồng kềnh, mất ATGT, gây nguy hiểm cho người đi đường.

Nhiều chủ phương tiện khi bị CSGT xử lý đều đưa ra lý do vì điều kiện kinh tế khó khăn nên phải mưu sinh
Nhiều chủ phương tiện khi bị CSGT xử lý đều đưa ra lý do vì điều kiện kinh tế khó khăn nên phải mưu sinh.

Nhiều chủ phương tiện khi bị CSGT xử lý đều đưa ra lý do vì điều kiện kinh tế khó khăn nên phải mưu sinh
Các trường hợp vi phạm đều phải tháo dỡ hàng, được vận chuyển tiếp nhưng phải chia thành nhiều chuyến để đảm bảo ATGT.

Nhiều chủ phương tiện khi bị CSGT xử lý đều đưa ra lý do vì điều kiện kinh tế khó khăn nên phải mưu sinh
Dù các chủ phương tiện đưa ra nhiều lý do nhưng lực lượng CSGT vẫn phải xử lý theo quy định pháp luật.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Bị can Lê Viết Chữ

Nguyên Bí thư tỉnh ủy Quảng Ngãi Lê Viết Chữ bị bắt

(PLO)- Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an xác định: Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nguyên Bí thư tỉnh ủy Quảng Ngãi Lê Viết Chữ đã nhận tiền của Nguyễn Văn Hậu để tạo điều kiện giúp Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn trúng thầu.