Vụ vỡ đê ở Châu Đức: Lũ kép về trong khi đê quá cũ

Clip hiện trường vụ đê dẫn hồ Gia Hoét 1, xã Quảng Thành, huyện Châu Đức, Bà Rịa-Vũng Tàu.  

Ngày 3-10, có mặt tại hiện trường vụ đê dẫn hồ Gia Hoét 1, xã Quảng Thành, huyện Châu Đức, Bà Rịa-Vũng Tàu bị vỡ, ông Trần Văn Cường, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, cho biết từ sáng sớm lực lượng công binh của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh khẩn trương tiến hành đắp cát quanh trạm điều hành hồ để tránh sạt lở. Mực nước trong hồ đã rút bớt.

Vụ vỡ đê ở Châu Đức: Lũ kép về trong khi đê quá cũ ảnh 1

Đê dẫn nước bị vỡ gây nguy cơ nhà điều hành hồ Gia Hoét 1 sạt lở.

Nguyên nhân dẫn đến việc vỡ đê, theo nhận định ban đầu của cơ quan chức năng có thể do hiện tượng lũ kép xảy ra bất thường, chưa từng có trên địa bàn. Điều này khiến một lượng nước lớn dồn về hồ cùng với chất lượng của đê dẫn nước hồ Gia Hoét được xây dựng (đắp bằng đất là chính) đã xuống cấp hơn sau nhiều năm xây dựng.

Hiện lực lượng chức năng, công an, quân sự vẫn đang có mặt tại hiện trường để theo dõi, xử lý sự cố khi cần thiết. Học sinh và người dân đi lại khu vực đường chính của xã Quảng Thành - nơi tạm thời bị nước chia cắt đều có người hoặc xe quân sự chở qua đoạn nguy hiểm, nước chảy xiết.

Vụ vỡ đê ở Châu Đức: Lũ kép về trong khi đê quá cũ ảnh 2
Đê dẫn nước bị vỡ gây nguy cơ nhà điều hành hồ Gia Hoét 1 sạt lở.

Việc chặn dòng chảy để khắc phục lại bờ hồ cũng đã được Sở NN&PTNT lên phương án cụ thể trình tỉnh nhưng phải chờ mực nước xuống thấp hơn.

Ngày 3-10, đoàn công tác của Tổng cục Thủy lợi, Bộ NN&PTNT do ông Nguyễn Văn Tỉnh, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy lợi, đã vào kiểm tra thực tế, thăm hỏi và cùng tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu bàn các giải pháp khắc phục sự cố.

Ông Tỉnh nhấn mạnh theo dự báo, trong thời gian tới sẽ tiếp tục có mưa nên đề nghị địa phương thường xuyên theo dõi diễn biến khí tượng thủy văn để chủ động trong việc phòng, chống.

Vụ vỡ đê ở Châu Đức: Lũ kép về trong khi đê quá cũ ảnh 3
Quân đội khiêng các bao cát chặn sạt lở.

“Như chúng ta đã biết, tất cả các hồ chứa được xây dựng gần 30-40 năm trước, lúc đó chất lượng cũng chưa đúng theo yêu cầu cho nên hiện nay rất nhiều hồ chứa đã xuống cấp. Tôi đề nghị các địa phương tăng cường công tác quản lý, đặc biệt là phải kiểm tra thường xuyên để khi phát hiện sự cố chúng ta sớm có giải pháp khắc phục phù hợp.

Thứ hai, phải tập trung bố trí kinh phí tu sửa những công trình hồ, đập có nguy cơ xảy ra sự cố và đặc biệt là các hồ chứa có đập là đập đất đã qua sử dụng từ 30-40 năm để đảm bảo an toàn" - ông Tỉnh lưu ý .

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm