Vụ Huyền Như: VietinBank phải có trách nhiệm bồi thường!

Sáng ngày 24-12, phiên xử phúc thẩm Huyền Như và các đồng phạm lừa đảo 4.000 tỷ bước vào phần tranh luận sau nhiều ngày xét hỏi. Sau khi nêu quan điểm về các kháng cáo, kháng nghị đối với các bị cáo, công tố chuyển sang xem xét của các kháng cáo nguyên đơn dân sự và bị hại trong vụ án.

Vụ Huyền Như: VietinBank phải có trách nhiệm bồi thường! ảnh 1
 

Huyền Như và các bị cáo tại phiên tòa. Ảnh: HOÀNG YẾN

Với trường hợp 5 công ty nêu trên, theo công tố, họ có mở tài khoản thật hợp lệ tại VietinBank và đã chuyển tiền vào đó. Từ đây quan hệ gửi giữ tài sản giữa khách hàng và VietinBank đã được xác lập không cần phân biệt đó là loại tài khoản nào. Như có ý định gian dối ban đầu nên đã dẫn dụ khách gửi tiền vào VietinBank chiếm đoạt. 

Nhưng vấn đề là khi khách đã gửi tiền hợp pháp vào VietinBank, Như dùng chức vụ của mình tại phòng giao dịch thực hiện việc chiếm đoạt. Trong việc bị chiếm đoạt này, năm công ty trên không có lỗi trong việc bị Huyền Như chiếm đoạt tiền khi tiền đang nằm trong tài khoản VietinBank. Vì tiền trong tài khoản lúc này VietinBank có nghĩa vụ quản lý cho khách hành. 

Tuy nhiên, Như đã lợi dụng chức vụ quyền trưởng phòng Giao dịch Điện Biên Phủ VietinBank kiêm kiểm sát viên làm các lệnh chi giả chuyển tiền ra khỏi tài khoản khách hàng để chiếm đoạt. Lỗi đây là lỗi quản lý tài khoản của VietinBank, lơi lỏng kiểm soát chứng cứ không phát hiện Như làm lệnh chi giả.

Viện nhấn mạnh dấu hiệu chức vụ của Huyền Như được quy định tại các văn bản cụ thể. Nguyên nhân dẫn đến mất tiền của khách chính là do chức vụ Như có quyền thực hiện lệnh chi 50 tỷ đối với các giao dịch cùng sự lơi lỏng quản lý của VietinBank. Từ đây, viện cho rằng việc chiếm đoạt tiền của 5 công ty này là Như phạm tội tham ô tài sản (điều 278, BLHS). Án sơ thẩm đã không xác định đúng bản chất sự việc dẫn đến xác định sai tư cách tố tụng của các công ty này gây thiệt hại quyền lợi của họ. 

Cụ thể, trách nhiệm bồi thuờng ở đây phải là của VietinBank phải bồi thường cho khách hàng vì có trách nhiệm giữ và quản lý tiền khách nhưng làm mất. Trong trường hợp này, VietinBank là nguyên đơn dân sự, yêu cầu Như bồi thường số tiền mà lợi dụng chức vụ tại ngân hàng đã chiếm đoạt của khách. Từ đó, viện đề nghị huỷ án phần lừa đảo năm công ty này giải quyết lại theo thủ tục chung.

Riêng kháng cáo của hai nguyên đơn dân sự ACB và NaviBank bị viện đề nghị bác. Theo công tố với hai trường hợp này bị Như lừa đảo, hai ngân hàng này có lỗi trong việc giao tiền cho nhân viên đi gửi tiền như phần thẩm vấn đã làm rõ. Công tố khẳng định với trường hợp của hai ngân hàng họ phải tự chịu trách nhiệm, VietinBank không có lỗi để phải bồi thường như yêu cầu của họ.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm