Vụ hộ chiếu giả: Interpol đã cảnh báo từ lâu

Hai hành khách này mua vé thông qua hãng hàng không Southern Airlines vốn có chia sẻ mã vé với hãng Malaysia Airlines. Lịch của cả hai người này là ghé ngang Bắc Kinh, sau đó tiếp tục đến thủ đô Amsterdam (Hà Lan), rồi đi tiếp đến TP Frankfurt (bang Hessen, Đức) và thủ đô Copenhagen (Đan Mạch). Phóng viên New York Times đã gọi điện đến điểm bán vé này nhưng một người phụ nữ từ chối trả lời vì lý do quá bận.

Luigi Maraldi, người có tên trong danh sách hành khách chuyến bay MH 370. Thực tế hội chiếu của anh đã bị đánh cắp . Trong ảnh, Luigi đang trình ra hộ chiếu mới được cấp của anh 

New York Times cho biết, hiện Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (Interpol) đang xem xét kỹ vấn đề hai hộ chiếu giả. Interpol nhận định hàng không Malaysia đã không so sánh danh tính hành khách với danh sách những hộ chiếu bị cướp và mất của Interpol lập ra sau vụ Mỹ bị khủng bố hôm 11-9-2001.

Theo Tổng Thư ký Interpol, ông Ronald K. Noble, rất ít nước chịu làm điều này. “Interpol đã yêu cầu công tác này hàng năm trời, nhưng vì sao các nước cứ phải đợi đến khi có thảm kịch xảy ra mới chịu áp dụng các biện pháp an ninh đã khuyến cáo từ lâu?”.

Vahid Motevalli, một chuyên gia hàng không tại Đại học công nghệ Tennessee (Mỹ) đồng tình. Theo ông, việc xác định nhận dạng hành khách khi bay đã trở thành một nguyên tắc không thể bỏ qua ở Mỹ, đặc biệt sau vụ chuyến bay Flight 103 của hãng Pan Am (Mỹ) bị đánh bom trên bầu trời Lockerbie (Scotland) năm 1988 làm thiệt mạng 270 người, trong đó 189 người là công dân Mỹ.

ĐĂNG KHOA

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm