Vụ 5 triệu Yên trong thùng loa cũ: Chủ nhân xuất hiện vào phút cuối nói gì?

Chiều 27 – 4, Phóng viên Pháp luật TP.HCM đã đến căn nhà của bà Phạm Thị Ngọt (40 tuổi) ở vùng ven Sài Gòn, tại xã Xuân Thới Đông, huyện Hóc Môn (TP.HCM) để tìm hiểu sự tình. Bà Ngọt chính là “chủ nhân mới xuất hiện” liên quan trực tiếp trong vụ Người phụ nữ mua ve chai tìm đươc 5 triệu yên trong thùng loa cũ.

Trao đổi chúng tôi, bà Ngọt cho biết có chồng tên Efolayan Caleb gốc Nigeria, giảng viên dạy tiếng Anh và từng lao động ở Nhật. Theo bà Ngọt trình bày vào khoảng năm 2003 đến 2005, chồng bà dạy tiếng Anh tại Nhật Bản.

Bà Ngọt bên một trong ba bộ loa cũ do người chồng mang về từ Nhật.

Thời gian sau, vào năm 2009 chồng bà đến Việt Nam trực tiếp giảng dạy tiếng Anh ở một số trường cấp 2 và trung tâm ngoại ngữ. Lúc làm việc ở đây, ông Efolayan Caleb được một người bạn nữ giới thiệu, gặp gỡ bà Ngọt. Từ đó, hai người biết nhau và kết hôn, được sự chứng nhận hợp pháp của cơ quan chức năng nước Negiria. Sau đó, hai vợ chồng bà đến tạm trú ở số 45/8c Xuân Thới Đông 2, xã Xuân Thới Sơn (Hóc Môn).

Năm 2012, khi bà Ngọt dọn về sống chung với ông Caleb tại địa chỉ trên thì bà thấy ông Caleb có ba chiếc loa, không biết mua lúc nào. Trong đó có hai chiếc loa lớn và một loa nhỏ. Thời gian sống chung ông Caleb có nói với bà Ngọt rằng có để dành được khoảng 6 triệu Yên Nhật cất trong một hộp. Tuy nhiên ông không nhớ nổi là cất giấu hộp đựng tiền ở đâu do chuyển nhà rất nhiều lần từ năm 2009 đến 2012.


Vụ 5 triệu Yên trong thùng loa cũ: Chủ nhân xuất hiện vào phút cuối nói gì? ảnh 3

Giấy tờ chứng thực hợp pháp kết hôn giữa bà Ngọt và người chồng gốc ngoại

Tới tháng 6 – 2013, ông Caleb nhận tin từ thân nhân ở Negiria báo mẹ ông (86 tuổi) đang lâm bệnh rất nặng. Ông đã một mình về nước chăm sóc mẹ đến bây giờ. Trước khi đi, ông Caleb cho vợ biết có dành giụm được 6 triệu Yên Nhật, nhưng không nhớ cất ở đâu.

Ba tháng sau (tháng 9 – 2013) bà Ngọt dọn dẹp nhà thì thấy ba chiếc loa thùng cũ. Trong số đó có một loa thùng bị hỏng nên mang tới cho người anh họ. Trước khi đưa cho người này, bà Ngọt còn dặn dò sữa chửa lại để sử dụng.

Đến tháng 3 – 2015, bà Ngọt đọc một số thông tin trên báo mới hay về việc có 5 triệu Yên trong thùng loa cũ. Bà sực nhớ lại chiếc loa cũ đang cho anh họ vội tìm hiểu sự việc.

Khi tới nhà dò hỏi, bà biết được anh trai sau khi nhận chiếc loa bà mang tới đã cho thợ sửa nhưng không được, ông này đã bán lại cái loa cho một người phụ nữ mua ve chai, nói giọng Bắc. Lúc này, bà Ngọt mới giật mình nhớ ra món tiền đó có thể chính là số tiền chồng bà từng đề cập nên mới làm đơn trình báo sự việc, muốn chứng thực chiếc loa đó là của mình.

Theo thông tin, ngày 26 – 4, bà Ngọt đến Công an quận Tân Bình để trình bày về sự việc. Tại đây, công an đã hướng dẫn bà khai báo sự thật để có cơ sở giải quyết.

Trình tự để chứng minh

Theo trình bày của bà Ngọt, do chồng bà Ngọt là chủ sở hữu nên ông này có thể về Việt Nam trực tiếp làm việc với cơ quan công an để xác minh hoặc ủy quyền hợp pháp cho bà Ngọt để làm việc với cơ quan công an. Để chứng minh mình là chủ sở hữu thì chồng bà Ngọt phải cần rất nhiều chứng cứ để chứng minh về nguồn gốc số tiền và phương thức đưa vào Việt Nam phải hợp pháp. Nếu tiền được chuyển qua Ngân hàng thì phải có hóa đơn chứng từ của ngân hàng, nếu gửi bằng phương thức khác thì cũng phải có giấy tờ hợp pháp.

Tuy nhiên cần lưu tâm là nếu số tiền ngoại tệ trên được chồng bà Ngọt đưa về Việt Nam trái phép, bất hợp pháp thì cơ quan công an có thể sẽ xem xét xử lý việc vi phạm pháp luật của ông này… Nếu tiền được đưa về Việt Nam trái phép thì có thể bị cơ quan công an xử lý hình sự về tội “vận chuyển trái phép tiền tệ, hàng hóa qua biên giới” theo quy định điều 154 Bộ luật hình sự.

Nếu qua thời hạn theo yêu cầu của cơ quan điều tra mà phía bà Ngọt không chứng minh được quyền sở hữu thì số tiền trên sẽ giải quyết cho chị Hồng nhặt ve chai.

Luật sư Trần Minh San-Đoàn luật sư TP HCM

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm