Việt Nam 'bỏ quên' giao thông công cộng khoảng 20 năm

TS Nguyễn Xuân Thủy, chuyên gia giao thông đô thị, đã nói như trên tại hội thảo khuyến khích mô hình xe đạp công cộng tại Hà Nội do Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tổ chức ngày 28-9.

Theo TS Nguyễn Xuân Thủy, nguyên nhân dẫn đến ùn tắc giao thông ở các TP lớn của Việt Nam ngoài việc thiếu hiểu biết về Luật Giao thông còn một phần rất quan trọng đó là chiến lược quy hoạch.

“Tầm nhìn chiến lược về quy hoạch giao thông của chúng ta quá yếu kém, chậm nên không theo kịp quá trình đô thị hóa và phát triển phương tiện cá nhân. Đặc biệt, một thời gian dài chúng ta không xây dựng các cửa ngõ, đường xuyên tâm, hướng tâm. Bên cạnh đó, chúng ta không phát triển giao thông công cộng với mức độ hợp lý cho từng loại hình đô thị" - ông Thủy phân tích.

đường sắt cát linh hà đông thi công chậm chạp

Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông thi công chậm chạp.

Để chứng minh sự yếu kém trong quy hoạch đô thị, ông Thủy chỉ ra việc bóc dỡ trên 30 km tàu điện do người Pháp thiết lập ở Hà Nội (năm 1989) là quyết định vội vàng, gây lãng phí đáng tiếc. Đặc biệt, tại hai TP là Hà Nội và TP.HCM, do thiếu tầm nhìn, các quyết sách mạnh và kịp thời về quy hoạch giao thông đô thị đã dẫn đến nhiều dự án “treo”, chiến lược “treo”. Hệ quả là phương tiện cá nhân (xe máy và ô tô con) gia tăng đột biến, trong khi chủ trương xây dựng Metro, phương tiện khối lượng lớn, đường sắt nhẹ được đề ra từ nhiều thập niên trước, đến nay vẫn chưa thấy kết quả.

Ngoài ra, ông Thủy cũng cho rằng việc xây dựng các cầu bắc qua sông Hồng và sông Sài Gòn đều chậm ít nhất 20-25 năm. Tại Hà Nội, nhiều công trình, các giải pháp chống ùn tắc không phù hợp, gây tốn kém về công quỹ và thời gian.

“Cụ thể, tuyến xe điện bánh hơi đầu tiên đã phải dỡ bỏ do bất hợp lý về công nghệ (năm 1989). Các chủ trương cấm xe máy, cải tạo ngã tư, phân luồng giao thông... và gần đây là dự án tàu điện trên cao, tuyến xe buýt nhanh (BRT), các tuyến Metro Nhổn - Ga Hà Nội và Bến Thành - Suối Tiên đều triển khai chậm chạp, kém hiệu quả, gây lãng phí và tồn tại nhiều bất cập, gây bức xúc trong dư luận…” - TS Thủy nói.

Trước những bức xúc đó, theo ông Thủy, cùng với nâng cao nhận thức văn hóa giao thông thì cần có ngay chiến lược hiện đại hóa phát triển hài hòa - khoa học - hợp lý hệ thống giao thông công cộng và kết cấu hạ tầng giao thông…

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm