Từ 2015, xe gắn máy ở TP.HCM phải đóng phí đường bộ

CSGT được cho là "rất quyền lực" trên đường song vẫn không có quyền kiểm tra, phạt người không nộp phí thì thu đủ, công bằng khó được đảm bảo. Ảnh: MP

Mức thu phí lần lượt đối với mô tô bai bánh, xe gắn máy (gọi tắt là xe gắn máy) có dung tích xi lanh đến 100cm3, từ 100-175cm3 và trên 175cm3 lần lượt là 50.000, 100.000 và 150.000 đồng/xe/năm.

Mức phí này áp dụng đối với xe gắn máy (không gồm xe máy điện) có đăng ký biển số tại thành phố hoặc tại các địa phương khác nhưng hoạt động ở TP.HCM. Tuy nhiên, các xe đã nộp phí tại các tỉnh, thành khác thì không tiếp tục nộp phí.

HĐND TP cũng thu hẹp các trường hợp được miễn phí, chỉ còn xe của công an, quân đội; chủ xe là các hộ nghèo và cắt giảm các sinh viên, học sinh được miễn phí như UBND TP đề xuất.

Nghị quyết giao cho các phường, xã, thị trấn (khoảng 320 đơn vị trên toàn thành phố) phát phiếu cho người dân kê khai, thu phí với các chủ xe cư trú trên địa bàn.

Theo thống kê, hiện toàn thành phố có khoảng 5,5 triệu xe gắn máy và nhiệm vụ đặt ra là phải thu đúng, thu đủ, công bằng và chặt chẽ. Đây cũng là một nhiệm vụ được cho là khá nặng nề với các phường, xã, thị trấn do hình thức chế tài hiện nay không khả thi.

Bởi lẽ đến cả những "những người đầy quyền lực" trên đường là CSGT mà ông Ngô Minh Châu, Phó Giám đốc Công an TP.HCM lại khẳng định: "CSGT không có quyền kiểm tra các người dân đã đóng phí hay chưa để xử phạt. CSGT có thể nhắc nhở chủ xe khi sang tên, đổi chủ phải đóng phí nhưng khi CSGT kiểm tra vi phạm giao thông thì không nên vận dụng vì làm vậy sẽ gây khó cho CSGT. Khi kiểm tra vi phạm giao thông, CSGT chỉ được yêu cầu người dân xuất trình cà vẹt, bảo hiểm, bằng lái nhưng buộc trình thêm "biên lai đóng phí" là không ổn vì pháp luật không giao thẩm quyền này cho CSGT".

Theo ông Nguyễn Hữu Tín, Phó Chủ tịch UBND TP kiến nghị Chính phủ bổ sung các biện pháp chế tài để đảm bảo việc thu phí không sót lọt, đảm bảo được công bằng. 

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm