Tổng kết chương trình “Vì học sinh Trường Sa thân yêu” - Giai đoạn 2:

Trường Sinh Tồn sẽ mãi trường tồn

Ngoài đảo xa là bài múa mở màn chương trình do các em thiếu nhi trình diễn ở chương trình “Vì học sinh Trường Sa thân yêu” - Giai đoạn 2 (được tổng kết tại Nhà văn hóa Thanh niên vào sáng 12-4) trong tiếng nhạc rộn ràng.

Hòa cùng niềm vui, MC Hồng Phượng giới thiệu: “Những em nhỏ tươi tắn trong tiết mục ca múa vừa rồi cũng chính là hình ảnh chúng ta sẽ thấy ở ngôi trường trên quần đảo Trường Sa, khi đàn em nhỏ tung tăng hớn hở trong lớp học còn thơm mùi vôi mới. Đó chính là hai ngôi trường đầu tiên được dựng nên từ chương trình “Vì học sinh Trường Sa thân yêu” do Quỹ học bổng Vừ A Dính, báo Pháp Luật TP.HCM và Đài Truyền hình TP.HCM chủ trì thực hiện. Ngôi trường thứ nhất tại thị trấn Trường Sa đã khánh thành được một năm. Ngôi trường thứ hai vừa hoàn thành ở đảo Sinh Tồn cũng đã khép lại một chương trình nhiều ý nghĩa...”.

Để có được những ngôi trường khang trang cho các em nhỏ ngoài đảo xa, hàng ngàn tấm lòng đã góp sức sau lời phát động của bà Trương Mỹ Hoa, nguyên Phó Chủ tịch nước, Trưởng ban Chỉ đạo chương trình.

Đến với ngày hội tổng kết, trong chương trình giao lưu, đại diện Hội Khuyến học TP.HCM chia sẻ: Hội đã ra lời phát động rằng các học sinh nhỏ ở nơi đảo xa hoàn toàn xứng đáng được học ở ngôi trường khang trang, xứng đáng được nhận sự chăm sóc của toàn xã hội. Lời phát động đó đã lan đi và nhận được sự hưởng ứng sôi động của gần 700.000 hội viên. Phong trào nuôi heo đất chung tay xây trường cho các bạn ngoài đảo xa trở thành những đợt sinh hoạt hào hứng.

 
Bà Đoàn Đỗ Ngọc Thi (bìa trái), Giám đốc điều hành Quỹ cộng đồng người sử dụng Internet Việt Nam, chia sẻ cảm xúc của mình trong buổi giao lưu. Ảnh: HTD

Còn bà Đoàn Đỗ Ngọc Thi, Giám đốc điều hành Quỹ cộng đồng người sử dụng Internet Việt Nam, bồi hồi: Ngay từ những ngày đầu tiên, hưởng ứng lời phát động, tôi đã kêu gọi cộng đồng Internet hưởng ứng “Mỗi ngày một cuốn sách”. Kết quả là đã có 3.500 cuốn sách cho trường. Quá trình đó, chúng tôi tiếp nhận rất nhiều tình cảm đặc biệt dành cho các em nhỏ ngoài đảo. Có giáo viên và các em học sinh một trường tiểu học ở Đắk Nông đã gửi tặng một bức tranh lá cờ Tổ quốc được kết bằng hạt cà phê. Nhiều nhà văn, nhà thơ cũng góp những trang sách của họ để ủng hộ... Tới đây, chúng tôi lên kế hoạch, đầu tháng 5 này sẽ phát động chương trình “Mỗi người một cuốn sách” lần 2 để góp vào thư viện tại đảo Sinh Tồn.

Riêng Ni trưởng Thích Nữ Diệu Nghĩa, Viện chủ hệ thống chùa Núi Bà Đen, Tây Ninh, dù đã 93 tuổi, sức khỏe hạn chế nhưng cũng đã đến với buổi tổng kết từ rất sớm. Những thành viên ban tổ chức chương trình không thể nào quên được hình ảnh thật cảm động của bà, trong những ngày trên giường bệnh vẫn nhớ đến việc ủng hộ xây trường cho các cháu nhỏ Trường Sa. Khi hỏi vì sao đã thay mặt bá tánh tặng 1 tỉ đồng để góp phần xây trường trên đảo Sinh Tồn, nay bà còn tặng thêm 300 triệu đồng để mua quà cho mấy cháu nhỏ, ni trưởng cười hiền: “Tôi thương bà con mình, các cháu nhỏ ngoài đó. Suy nghĩ hoài chắc là họ vất vả lắm, muốn giúp con cháu họ có điều kiện học tốt hơn mà không biết làm sao. Tôi kiếm bà này quá chừng (chỉ bà Trương Mỹ Hoa). Khi gặp bà, tôi hỏi bà cuộc sống bà con mình ngoài đó, rồi nhờ bà chuyển giúp cho mấy cháu chút tình cảm của bà con trong đất liền”. Cả hội trường vỗ tay cảm kích... Nói về quá trình vận động chương trình, ông Mai Ngọc Phước, Phó Tổng Biên tập báo Pháp Luật TP.HCM, Phó ban Chỉ đạo chương trình, cho biết ông thật sự xúc động trước những nghĩa cử hết sức tình cảm và trách nhiệm của nhiều doanh nghiệp, cơ quan, trường học, tổ chức chính trị - xã hội, các ngành, các giới, các cá nhân trong và ngoài nước trong việc đóng góp chăm lo cho thế hệ trẻ ở Trường Sa.

T.MẬN

 

Bao la tình yêu biển đảo, yêu đất nước

Trong giai đoạn 2 của chương trình vận động xây trường cho học sinh trên đảo Sinh Tồn, chúng tôi nhận thấy đã rút ngắn được thời gian vận động, chỉ tiêu vận động là 12,5 tỉ đồng nhưng đã vận động lên tới gần 23,5 tỉ đồng. Chúng ta có được gần 300 tập thể và cá nhân ủng hộ, đó là số đông nhưng đó không chỉ là con số cụ thể mà nó nói lên phong trào phát triển sâu rộng, ở khắp các tỉnh, thành trong cả nước, vùng sâu vùng xa và kiều bào ở nước ngoài.

Chúng tôi đánh giá cao Hội Khuyến học TP.HCM đã triển khai cho gần 700.000 hội viên. Chương trình còn có sự tham gia của các em học sinh ở các trường học, đại học tại TP.HCM và nhiều em học sinh ở các tỉnh khác. Tình cảm đó không thể đong đếm được bằng vật chất mà là tình cảm, ý thức, trách nhiệm của đất liền với biển đảo, đối với Tổ quốc Việt Nam. Đồng chí Nguyễn Văn Nên, giờ là bộ trưởng, chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đã từng phát biểu tại diễn đàn này rằng ngôi trường chúng ta xây dựng được không phải bằng xi măng, cốt thép mà bằng chất liệu đặc biệt: Tình yêu biển đảo, yêu đất nước. Đó là chất keo kết dính sự đoàn kết gắn bó tình yêu của dân tộc khi dựng lên ngôi trường ở Trường Sa. Những tình cảm đó không sao kể hết. Nhìn các em nhỏ đếm từng đồng xu, cắc bạc trong từng con heo đất mới thấy trách nhiệm tình yêu của các em với ngôi trường này. Hay như sự chủ động đi tìm chúng tôi để trao tiền của ni trưởng Thích Nữ Diệu Nghĩa là một nghĩa cử hết sức cảm động.

 Nguyên Phó Chủ tịch nước TRƯƠNG MỸ HOA,
Trưởng ban Chỉ đạo chương trình

23.409.415.550 đồng là số tiền chương trình “Vì học sinh Trường Sa thân yêu” - Giai đoạn 2 tiếp nhận được sau gần tám tháng phát động.

Danh sách ủng hộ chương trình “Vì học sinh Trường Sa thân yêu”

Ban Chỉ đạo chương trình “Vì học sinh Trường Sa thân yêu” giai đoạn 2 trân trọng cảm ơn các đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có tên trong danh sách dưới đây đã tích cực hưởng ứng đóng góp ủng hộ công sức và kinh phí vì một ngôi trường mới tại đảo Sinh Tồn, huyện Trường Sa (xin xem toàn bộ danh sách trên Pháp Luật online: www.plo.vn).

1. Trường THCS Ngô Thời Nhiệm - Định Quán, Đồng Nai - 8.300.000 đồng; 2. Trường Tiểu học Phú Cường - Định Quán, Đồng Nai - 1.825.000 đồng; 3. Bà Nguyễn Thị Dung - 1.050.000 đồng; 4. Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai - Định Quán, Đồng Nai - 2.500.000 đồng; 5. Trường THCS-THPT Tây Sơn - Định Quán, Đồng Nai - 1.100.000 đồng; 6. Trường Tiểu học Thanh Sơn - Định Quán, Đồng Nai - 1.210.000 đồng; 7. Trường Tiểu học Trần Quốc Toản - Định Quán, Đồng Nai - 1.810.000 đồng; 8. Trường Tiểu học Nguyễn Huệ - Định Quán, Đồng Nai - 3.250.000 đồng; 9. Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám - Định Quán, Đồng Nai - 1.415.000 đồng; 11. Trường Tiểu học Phú Tân - Định Quán, Đồng Nai - 1.328.000 đồng; 12. Trường Tiểu học Nguyễn Đình Chiểu - Định Quán, Đồng Nai - 5.663.000 đồng; 13. Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm - 2.500.000 đồng; 14. Trường Tiểu học Lê Văn Tám - Định Quán, Đồng Nai - 2.467.000 đồng; 15. Nhà văn hóa Phụ nữ TP.HCM - 30.000.000 đồng; 16. Trường Tiểu học Thanh Tùng - Định Quán, Đồng Nai - 2.304.000 đồng; 17. Trường Tiểu học Nguyễn Du - Định Quán, Đồng Nai - 600.000 đồng; 18. Bà Tô Thị Vân, TP Vũng Tàu - 1.000.000 đồng; 19. Trường THCS Thanh Sơn - Định Quán, Đồng Nai - 1.722.000 đồng; 20. Trường THCS Phú Hòa - Định Quán, Đồng Nai - 1.950.000 đồng; 21. Trường THCS Túc Trưng - Định Quán, Đồng Nai - 1.288.000 đồng; 22. Công đoàn Sở GD&ĐT tỉnh Khánh Hòa - 200.000.000 đồng; 23. Trường THCS Phú Tân - Định Quán, Đồng Nai - 4.120.000 đồng; 24. Luật sư Trịnh Công Minh - Văn phòng Luật sư Trung Nguyễn - 1.000.000 đồng; 25. Công ty TNHH MTV TM-DV SBI - Hứa Văn Hải - 50.000.000 đồng; 26. Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục TP.HCM - 10.000.000 đồng; 27. Ni trưởng Thích Nữ Diệu Nghĩa - 1.000.000.000 đồng; 28. Bà Trần Thị Thìn - 1.000.000 đồng; 29. Công ty Nuôi cấy Ngọc trai (Quốc An - Phú Quốc) - 60.000.000 đồng; 30. Thiền viện Trúc Lâm chùa Hộ Quốc - 5.000.000 đồng; 31. Ông Lê Ngọc Trung, Phó Cục trưởng Cục Công Thương - VP phía Nam - 1.000.000 đồng; 32. Gia đình ông bà Trương Đức Anh, Nguyễn Bích Vượng - Hà Nội - 1.000.000 đồng; 33. Gia đình bà Nguyễn Phương Minh - Hà Nội - 2.000.000 đồng; 34. Gia đình ông bà Nguyễn Huy Ban, Nguyễn Thị Thu Hà, Nguyễn Huy Bình, Nguyễn Huy Hùng - Hà Nội - 2.000.000 đồng; 35. Gia đình bà Trần Thị Quốc Khánh và Văn Thị Mai Thư - 3.000.000 đồng; 36. Công ty CP SX-XNK-DV&ĐT Tân Bình (TANIMEX) - 50.000.000 đồng; 37. Công ty CP SX-DV Tân Bình (TANIMEX) - 40.000.000 đồng; 38. Công ty TITCO - 30.000.000 đồng; 39. Công ty TNHH ĐT-XD-TM Địa ốc Quang Thái - 30.000.000 đồng; 40. DNTN TM-DV Thanh Phúc - 20.000.000 đồng; 41. DNTN TM Tân Cảnh - 20.000.000 đồng; 42. Công ty TNHH Dương Anh Thư - 20.000.000 đồng; 43. Công ty 557 - 20.000.000 đồng; 44. Công ty CP ĐT BĐS Sài Gòn Thương Tín Tân Thắng - 20.000.000 đồng; 45. Công ty CP TM-DV Cần Giờ - CHXD Số 2 - 20.000.000 đồng; 46. Trường THCS-THPT Khai Minh - 20.000.000 đồng; 47. Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam - CN Tân Phú - 20.000.000 đồng; 48. DNTN TM Thịnh Phú - 15.000.000 đồng; 49. DNTN XD Tân Nguyễn Sơn - 15.000.000 đồng; 50. Ngân hàng TMCP Công Thương VN - CN 12 - 15.000.000 đồng; 51. Công ty Việt Âu - 10.000.000 đồng; 52. Công ty TNHH SX-TM-DV-KD Nhà Tiến Thành - 10.000.000 đồng; 53. Công ty TNHH Đo đạc Địa Tĩnh - 10.000.000 đồng; 54. Cơ sở mì, nui Trịnh Thạnh Lợi - 10.000.000 đồng; 55. Công ty TNHH MTV Coopmart Hòa Bình - 10.000.000 đồng; 56. Công ty CP In và Bao bì Mỹ Châu - 10.000.000 đồng; 57. Hợp tác xã Tấn Thành - 10.000.000 đồng; 58. DNTN TM Mai Thanh Sơn - 10.000.000 đồng; 59. DNTN Làng Tre - 10.000.000 đồng; 60. Hợp tác xã SX-TM-DV Tân Phú - 10.000.000 đồng; 61. DNTN TM Phan Thị Nga - 10.000.000 đồng; 62. Công ty TNHH Nệm Vạn Thành - 5.000.000 đồng; 63. Công ty CP Nhựa và Cao su Ngọc Lan - 5.000.000 đồng; 64. Long Phụng (Hiệp Lợi 2) - 5.000.000 đồng; 65. DNTN TM-DV Trường Vạn Lý - 5.000.000 đồng; 66. DNTN Tây Thạnh - 5.000.000 đồng; 67. Công ty CP Nhiên liệu Sài Gòn - 5.000.000 đồng; 68. Công ty TNHH Cơ khí Duy Khanh - 5.000.000 đồng; 69. Công ty CP TM XNK & DV Tân Bình - CHXD Tân Kỳ - 2.000.000 đồng; 70. Chi bộ KP 2, phường Phú Thuận, quận 7, TP.HCM - 5.130.000 đồng; 71. Công ty TNHH MTV Đo đạc-XD-TM Trần Thiên Đạt - 10.000.000 đồng... (Còn tiếp)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm