Trả công thỏa đáng mới có chuẩn mực liêm khiết của quan chức

Ngay từ năm 1974, đảo quốc sư tử đã áp dụng thưởng tháng lương thứ 13 đối với công chức nhằm cạnh tranh với khu vực tư nhân. Tiếp đó, mức lương của đội ngũ công chức, đặc biệt là lương của các quan chức cấp cao được đánh giá và điều chỉnh theo cơ chế thị trường. Theo tờ Strait Times của Singapore, trong năm 2015 lương của các bộ trưởng vào mức 1,1 triệu USD, gấp gần bốn lần lương của Tổng thống Mỹ Barack Obama (hiện đang nằm ở mức 400.000 USD, theo CNN).

Những chính sách này cùng với cơ chế quan sát/quản lý tài chính chặt chẽ đã giúp Singapore hạn chế được “bốn không” (không được, không thể, không muốn và không dám tham nhũng) trong giới lãnh đạo một cách tự giác như những gì cố Thủ tướng Lý Quang Diệu mong muốn: “Sự trả công thỏa đáng là nhân tố quan trọng đối với chuẩn mực liêm khiết của hàng ngũ những nhà lãnh đạo chính trị và viên chức cao cấp”.

Thủ tướng Singapore  Lý Hiển Long không dựa vào thế “người nhà” mà phải chờ hội đủ điều kiện rồi tranh cử.

Đổi lại, để đạt được các vị trí cấp cao, các viên chức đã trải qua một khoảng thời gian tích lũy kinh nghiệm lâu dài. Một viên chức trẻ sẽ phải làm việc mang tính kỹ thuật thuần túy trong khoảng thời gian 10 năm trước khi có thể được đề bạt lên vị trí thứ hai trong bộ (nhóm A). Nhóm A có nhiệm vụ hỗ trợ, đồng thời học tập từ các thành viên cấp cao nhất trong bộ (nhóm B) về quá trình làm việc liên quan đến hoạch định chính sách vĩ mô. Sau đó, những thành viên xuất sắc nhất nhóm A, sau khi được bồi dưỡng ở nước ngoài, sẽ quay về và nắm giữ những vị trí chủ chốt trong bộ máy chính quyền.

Trên đây chính là những lý do vì sao Singapore hiện là quốc gia châu Á duy nhất lọt vào nhóm 10 nước thu hút nhân tài tốt nhất thế giới, theo báo cáo Tài năng Thế giới IMD năm 2015.

Tương tự Singapore, Hàn Quốc, quốc gia hiện đứng vị trí 31 trong báo cáo trên, cũng có những chính sách thu hút người tài hấp dẫn và khoa học. Biện pháp đầu tiên quy định các ứng viên có quyền tự ứng cử hoặc được đề cử đến cả vị trí bộ trưởng theo chính sách “Tìm người giỏi từ mọi nguồn”. Tiếp đó, theo quy chế “Tuyển chọn công khai”, một hệ thống dữ liệu về các ứng viên tiềm năng của bộ máy nhà nước sẽ được xây dựng công khai, minh bạch với người dân. Một biện pháp khác được áp dụng là việc thành lập một hội đồng gồm hơn 100 giáo sư uy tín đánh giá kết quả hoạt động của các bộ, ngành nhằm đánh giá định lượng. Bên cạnh đó, nước này cũng thường xuyên khảo sát mức độ hài lòng của dân chúng về chất lượng hoạt động của bộ máy nhà nước và từng bộ, ngành cụ thể.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm