TPHCM khẩn cấp ứng phó với bão 16, giật cấp 13

Chiều 24-12, UBND TP.HCM tổ chức họp khẩn cấp ứng phó bão Tembin, cơn bão số 16 trong năm. Tại đây, lãnh đạo các quận/huyện tham gia vào Hội nghị trực tuyến ứng phó bão số 16 với đầu cầu Hà Nội do thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì.

Bão Tembin-cơn báo đặc biệt nhất trong lịch sử

Đường đi và vị trí cơn bão. Nguồn: vnbaolut.com

Giám đốc trung tâm dự báo khí tượng Thủy văn Trung ương cho biết đây là cơn bão rất đặc biệt, cơn bão số 16 là con số kỉ lục trong năm trên biển Đông. trong lịch sử chưa từng có có cơn bão nào cấp 12 hoạt động ở vùng biển này, cũng chưa từng có cơn bão nào hoạt động vào thời gian này trong năm, chưa từng có cơn bão nào có nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền chúng ta.

Báo cáo nhanh về tình hình cơn bão, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết từ 10h đêm qua (23-12), bão Tembin đã chính thức đổ bộ vào biển Đông, chính thức trở thành cơn bão số 16. Ở Philipin bão Tembin khiến hơn 200 người chết, hàng trăm người mất tích.

Trong 24 đến 36 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây, tốc độ di chuyển nhanh (20-25km/h), khoảng tối và đêm mai bão số 16 sẽ đi vào đất liền các tỉnh từ Bà Rịa-Vũng Tàu đến Cà Mau với sức gió mạnh nhất cấp 10, giật cấp 13. Đến sáng ngày 26/12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 9,2 độ Vĩ Bắc; 105,0 độ Kinh Đông, trên đất liền Tây Nam Bộ. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (90-100km/giờ), giật cấp 13. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 4.

Vùng gió mạnh trên cấp 6, gió giật mạnh trên cấp 9 có bán kính khoảng 150km tính từ vùng tâm bão. Vùng bán kính gió mạnh trên cấp 10, giật trên cấp 13 có bán kính khoảng 50km tính từ vùng tâm bão.

Trên đất liền các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang đều nguy cơ có gió mạnh cấp 10, giật cấp 13. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 4.

Trên đất liền các khu vực khác thuộc Nam Bộ có gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 10. Các tỉnh từ Bình Định đến Bình Thuận có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9.

Lãnh đạo TP.HCM họp khẩn đối phó bão 16

Trong ngày và đêm mai (25/12), do ảnh hưởng của bão số 16, ở Nam Bộ có mưa to; từ đêm 25/12 ở các tỉnh Nam Trung Bộ và Trung Trung Bộ có mưa to đến rất to và có khả năng kéo dài 2-3 ngày. Từ đêm 26/12, mưa vừa, mưa to có khả năng mở rộng ra Bắc Trung Bộ và Bắc Bộ.

“Dân không tin bão vào!”

Bão Tembin là cơn bão mạnh, trái quy luật, tốc độ di chuyển nhanh, bão di chuyển đổ bộ vào khu vực ngư trường truyền thống, khách du lịch, nhiều thuyền trú tránh, huyện đảo…nơi ít hứng chịu bão, cơ sở hạ tầng, người dân ít có kinh nghiệm chống bão.

Tuy nhiên điều các lãnh đạo tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu…những nơi theo dự báo bão ảnh hưởng trực tiếp lo lắng là sự chủ quan thờ ơ của người dân.

Lãnh đạo tỉnh Cà Mau cho biết tổng số người phải di dời là hơn 98.000 người. Công tác chằng chống nhà cửa đã chẳng chống hơn 12.000 căn, đã triển khai xong gia cố 8 điểm dễ xảy ra sạt lở. Việc tỉnh đang lo nhất hiện nay là : sự chủ quan thờ ơ của người dân, hơn 20 năm rồi không có bão vào Cà Mau, mấy cơn bão gần đây thông báo quyết liệt mà cuối cùng bão không vào nên giờ nhiều người dân vẫn không tin bão sẽ vào. Vùng giáp biển rất rộng lớn, sức tác động của sóng biển rất nhanh, dữ dội, có nhều cụm dân cư sống ven biển, nhà yếu, nếu bão vào, sóng to hậu quả rất lớn. Tỉnh sẽ làm quyết liệt công tác truyền thông kiểm tra đôn đốc đến từng gia đình, sẽ cưỡng chế di dời dân tàu bè vào nơi an toàn để đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân.

Tại Bạc Liêu, hiện tại đã di dời hơn 26.000 người dân là người già, trẻ nhỏ, người khuyết tật. Tổng số người cần di dời là 350.000 người. Hiện tại có 1 tàu chưa liên lạc được, lực lượng biên phòng và người dân đang cố gắng liên lạc. Tuy nhiên, điều khiến lãnh đạo nơi đây lo lắng là sự  thờ ơ, chủ quan của nhân dân.

Tại TP.HCM, ông Lê Thanh Liêm cho biết hiện Cần Giờ đã di dời hơn 5000 dân, cơ bản hoàn thành việc chằng chống nhà cửa, cấm tàu thuyền ra biển hoạt động. Còn 4 chiếc tàu thuyền đang nằm ngoài khơi nhưng cũng đã vào vị trí an toàn.

Dừng cuộc họp không cần thiết tập trung chống bão

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh bão Tembin là cơn bão mạnh, triều cường nằm trong cấp thảm họa sẽ gây hậu quả lớn nếu lãnh đạo, người dân chủ quan.

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Thủ tướng yêu cầu tất cả địa phương và mọi người dân theo sát thông tin, quán triệt người dân không được chủ quan về nguy cơ bão số 16 đang đổ bộ vào. Yêu cầu Đài khí tượng thủy văn trung ương, Bộ tài nguyên môi trường theo dõi sát sao, kịp thời thông báo tình hình đến cấp địa phương và người dân

Các địa phương khẩn cấp di dời dân đến vùng an toàn, huy động lực lượng liên quan: công an, quân đội giúp dân chằng chống nhà cửa đảm bảo không sụp đổ khi bão vào

Đảm bảo an toàn cho giàn khoan. Lực lượng quân khu, địa phương, các đơn vị lực lượng… sẵn sàng ứng cứu, cứu trợ nhân nhân trước trong và sau khi xảy ra bão lũ.

Ngay tối nay và sáng mai hai đoàn trong đó một đoàn do Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng sẽ trực tiếp đôn đốc địa phương. Thủ tướng yêu cầu dừng cuộc họp không cần thiết tập trung chống bão, cần thiết cho học sinh ngủ học.

“Không được chủ quan coi thường, làm ảnh hưởng đến tính mạng tài sản của nhân dân. Yêu cầu Bộ truyền thông thông tin tiếp tục nhắn tin tới các thuê bao để đề cao cảnh giác với cơn bão này. Với việc kêu gọi tàu thuyền, giao bộ đội biên phòng tìm mọi biện pháp liên lạc để có chỉ đạo cụ thể, cần thiết tôi đồng ý sử dụng biện pháp mạnh để di dời người dân, tài thuyền vào khu vực an toàn. Bão có thể gây thiệt hại lớn nếu chúng ta chủ quan! Các địa phương có biện pháp cụ thể không để nhân dân thiếu đói, bệnh tật sau bão. Các tỉnh ùy, thành ủy, UBND …phối hợp cùng các cấp chủ động trách nhiệm triển khai biện pháp giảm thiếu tối đa thiệt hại do bão gây ra”! 

 

Phát biểu chỉ đạo hội nghị tại UBND TP.HCM, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM yêu cầu các đơn vị chức năng trực chiến 24/24. Sở y tế phối hợp sở điện lực đảm bảo nguồn điện liên tục tại bệnh viện bảo công tác cứu nạn, cứu hộ, có phương án dự phòng. Ban chế xuất, Ban quản lý khu công nghệ cao …đảm bảo an toàn nhà xưởng.  Những khu vực có nguy cơ sạt lở cao như Cần Giờ, Nhà Bè, Bình Chánh, Thủ Đức phải chủ động phương án di dời đến địa điểm an toàn. Công ty công xanh khẩn trương có phương án xử lý cây gãy đổ đảm bảo an toàn, lưu thông thông suốt.

TPHCM có nhiều công trình đang thi công: yêu cầu phải ngưng hoạt động, phải có biện pháp xử lý kịp thời nếu xảy ra sự cố. 

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm