Thông đường hầm đèo Cổ Mã

Ngày 3-11, ông Phạm Đình Thuận, thành viên HĐQT Công ty CP Đầu tư Đèo Cả, cho biết đường hầm thứ hai xuyên đèo Cổ Mã trên quốc lộ 1 đoạn qua xã Đại Lãnh, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) đã được khoan thông vào chiều 2-11. Trước đó, đường hầm thứ nhất đã được thông tuyến vào ngày 17-10. Theo thiết kế, hầm Cổ Mã có hai đường hầm song song dài 500 m, đường kính 11 m, được đầu tư theo hình thức BT (xây dựng- chuyển giao) với kinh phí hơn 570 tỉ đồng, dự kiến đưa vào vận hành, khai thác vào cuối quý 3-2015.

Hầm Cổ Mã là một hạng mục thuộc dự án hầm đường bộ qua đèo Cả trên quốc lộ 1 đoạn giáp ranh hai tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, do Công ty CP Đầu tư Đèo Cả làm chủ đầu tư. Dự án có tổng chiều dài toàn tuyến 13,4 km, điểm đầu tại thôn Hảo Sơn, xã Hòa Xuân, huyện Đông Hòa (Phú Yên), được thiết kế bốn làn xe, mỗi làn rộng 3,75 m, có điểm đầu tại thôn Hảo Sơn, xã Hòa Xuân, huyện Đông Hòa (Phú Yên), điểm cuối tại thôn Cổ Mã, xã Đại Lãnh, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa). Trong đó, hầm đèo Cả dài 3.900 m, hầm Cổ Mã dài 500 m, đường dẫn, các cầu trên tuyến dài 9 km. 

Khác với hầm đèo Hải Vân, hầm đèo Cả và hầm Cổ Mã được thiết kế song song hai đường, bên trong có nhiều hầm ngang để thoát hiểm. Hầm đường bộ này được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc, xây dựng phù hợp với quy hoạch, quy mô đường cao tốc Bắc – Nam. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 15.600 tỉ  đồng, trong đó hầm đèo Cả được xây dựng theo hình thức BOT với kinh phí 10.555 tỉ đồng, hầm Cổ Mã, đường dẫn, cầu trên tuyến xây dựng theo hình thức BT với kinh phí hơn 4.500 tỉ đồng. Theo kế hoạch, dự án sẽ hoàn thành vào cuối quý 1-2017; khai thác và hoàn vốn trong 28 năm. Sau khi hoàn thành, đường hầm xuyên đèo Cả sẽ rút ngắn khoảng cách hơn 8 km, giảm một phần tư thời gian khi qua đèo Cả so với hiện nay.

Theo ông Vũ Tiến Thắng, đồng giám đốc tư vấn giám sát của dự án, hầm Đèo Cả bắt đầu khoan từ cuối tháng 8-2014 và đang đồng loạt khoan vào bốn cửa, mỗi cửa đã khoan sâu vào hơn 40 m. Hiện mỗi ngày có gần 100 cán bộ, kỹ sư, công nhân cùng nhiều thiết bị chuyên làm nhiệm vụ khoan hầm, trung bình mỗi ngày khoan được 1 m hầm. Với tốc độ đó, dự kiến đến tháng 9-2016, hầm Đèo Cả sẽ được thông tuyến. 

Ông Thắng cho biết thêm, việc khoan hầm Đèo Cả được sử dụng công nghệ NATM (còn gọi là công nghệ làm hầm nước Áo mới), là phương pháp làm hầm phổ biến hiện nay trên thế giới, đã dược áp dụng tại hầm đường bộ Hải Vân. Công nghệ này tận dụng khả năng tự chống đỡ của phần đá xung quanh hầm, gia cường bằng một số biện pháp như phun bê tông, neo thép, neo đá… Khi áp dụng công nghệ này, lực lượng thi công phun bê tông tạo lớp đá nhân tạo vững chắc trước khi khoan.

Dưới đây là những hình ảnh do PV Pháp Luật TP.HCM ghi nhận tại công trường hầm đường bộ Đèo Cả:

Thông đường hầm đèo Cổ Mã ảnh 2

Các kỹ sư, công nhân đang điều khiển những mũi khoan cuối cùng để thông hầm đèo Cổ Mã. 

Thông đường hầm đèo Cổ Mã ảnh 3

Phía bên kia hầm bắt đầu ló dạng

Thông đường hầm đèo Cổ Mã ảnh 4

Điểm cuối cùng đã được khoan thông

Thông đường hầm đèo Cổ Mã ảnh 5

Hầm Cổ Mã đã được thông tuyến

Thông đường hầm đèo Cổ Mã ảnh 6

Cảnh hầm Cổ Mã

Thông đường hầm đèo Cổ Mã ảnh 7

  Niềm vui của các kỹ sư, công nhân khoan hầm

Thông đường hầm đèo Cổ Mã ảnh 8

Thông đường hầm đèo Cổ Mã ảnh 9 

Thông đường hầm đèo Cổ Mã ảnh 10

Thông đường hầm đèo Cổ Mã ảnh 11 

Thông đường hầm đèo Cổ Mã ảnh 12 

Những hình ảnh tại công trường dự án hầm đường bộ Đèo Cả.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm