Coi chừng có thêm vụ ‘phạt đổi 100 USD’ mới!

Chính sách đúng đắn này đã được TP.HCM áp dụng thí điểm từ lâu và nay UBND TP quyết định triển khai rộng rãi. Ấy thế mà đến giờ nhiều hộ dân vẫn đang hoang mang về thời điểm và cách thức phân loại!

Với Quyết định 44/2018 được xác định là có hiệu lực từ ngày 24-11, UBND TP yêu cầu các tổ chức, cá nhân phải phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo quy định.

Rất nhanh, nhiều người nghĩ ngay là từ ngày 24-11 tất cả hộ dân phải để rác hữu cơ dễ phân hủy (thức ăn thừa, lá cây, rau, củ quả, xác động vật) và các loại rác vô cơ (trong đó có giấy, nhựa, kim loại, cao su, nylon, thủy tinh) bằng các túi riêng đúng theo những khuyến cáo của Quyết định 44. Nếu không làm y vậy ba lần/tuần thì có thể bị phạt… Để rồi khi thấy chính quyền địa phương lẫn lực lượng thu gom rác đều ơ hờ (không lưu ý gì về bao, thùng chứa rác hay cấp nhãn dán…), nhiều người đã thắc mắc, nghi ngờ.

Thì ra một số câu chữ vắn tắt của Quyết định 44 đã làm nhiều người bị nhầm. Việc phân loại rác sinh hoạt tại nguồn ở TP.HCM không chỉ được quy định trong văn bản mới là Quyết định 44 mà còn trong nhiều văn bản khác như là Quyết định 1832/2017... Theo đó, không phải hết thảy các hộ đều có nghĩa vụ phân loại theo các cách thức quy định ngay từ ngày 24-11.

Chi tiết hơn, từ năm 2017 đến 2020, việc phân loại rác tại nguồn được áp dụng ở những phường, xã được chỉ định trong các kế hoạch cụ thể của các quận, huyện. Phải sau năm 2020, khi tất cả đơn vị thu gom rác được chuyên nghiệp hóa về phương tiện thu gom, vận chuyển rác từ nguồn… thì việc phân loại rác tại nguồn mới được thực hiện trên toàn TP. Điều này đồng nghĩa với việc người dân ở nhiều nơi có thể chờ giờ G để được chính quyền tạo các điều kiện cần thiết mà phân loại rác bài bản, tránh những thắc thỏm, lo âu không đáng có về sự từ chối, chế tài.

Điều cần phải bàn thêm là những thiếu sót trong việc tổ chức thực thi quy định của chính quyền các nơi. Dường như khúc dạo đầu của Quyết định 44 không mấy ấn tượng để mong có kết quả tốt. Lần này việc tuyên truyền, vận động của nhiều UBND phường, xã… vẫn cứ chưa đậm đà, một hạn chế mà Quyết định 1832/2017 đã chỉ ra khi đề cập các nguyên nhân khiến chương trình thí điểm ở một số quận bị thất bại.

Một câu hỏi không thể không đặt ra: Nếu đã được phổ biến, giải thích đầy đủ, cặn kẽ mà ai đó vẫn không chịu thực hiện thì chính quyền phải làm sao? ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở TN&MT TP, cho biết chính quyền TP không đặt nặng việc xử phạt. Chỉ khi tất cả đều đồng bộ và việc tuyên truyền cũng đã nhuần nhuyễn mà người dân không thực hiện phân loại rác thì lúc đó các cơ quan có thẩm quyền mới tiến hành xử phạt.

Theo khoản 4 Điều 20 Nghị định 155/2016, mức phạt tiền dành cho hành vi không phân loại rác theo quy định là 15-20 triệu đồng. Đành rằng không phân loại rác là làm sai quy định nhưng các cá nhân có hành vi sai phạm này có đáng bị phạt ở mức trung bình là 17,5 triệu đồng? So với hành vi bỏ rác sinh hoạt không đúng chỗ ở khu dân cư, nơi công cộng bị phạt 3-5 triệu đồng và vứt rác sinh hoạt trên vỉa hè, hệ thống thoát nước thải đô thị bị phạt 5-7 triệu đồng, mức phạt không phân loại rác nêu trên có phù hợp với tính chất, mức độ vi phạm? Liệu mức phạt đó có phù hợp với mức thu nhập, mức sống trung bình của người dân và có đảm bảo được tính hợp lý, khả thi như yêu cầu của luật định để tuy không gây chấn động như trong vụ anh Cà Rê ở Cần Thơ bị phạt “khủng” do đổi 100 USD nhưng cũng dễ gây sốc hay không? Rồi nếu vì thấy cao mà không phạt thì lấy gì đảm bảo pháp quyền và lấy gì để tin rằng chính sách phân loại rác tại nguồn sẽ thôi gãy đổ?

Thói quen bỏ rác không đúng quy cách tồn tại đã lâu đời nhất định phải được thay đổi theo xu thế chung. Muốn vậy, sự đơn giản, rõ ràng, hợp lý không chỉ buộc phải có ở những văn bản điều chỉnh mà còn ở cả cách chế tài. Chắc chắn những quy định mới có liên quan của UBND TP sẽ phải đạt được yêu cầu này và những mức phạt chưa phù hợp của Nghị định 155/2016 phải sớm được chỉnh sửa để người dân cùng chính quyền dễ chấp nhận, thực hiện.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Niềm tin công lý và cái chết đau lòng

Niềm tin công lý và cái chết đau lòng

(PLO)- Một cái chết sau khi đã rời tòa, có nhắn gửi, có thời gian cân nhắc mà vẫn quyết liệt thực hiện chỉ có thể đến từ một người trọng danh dự, cẩn trọng và tin mình vô tội. Họ chết vì tuyệt vọng khi niềm tin không còn.

Hết độc quyền vàng, thị trường phấn khởi

Hết độc quyền vàng, thị trường phấn khởi

(PLO)- Rất nhiều kiến nghị liên quan Nghị định 24/2012 về quản lý vàng. Và Ngân hàng Nhà nước đã lắng nghe, mở ra những giải pháp bứt phá mới để giải quyết hài hòa lợi ích giữa các bên trên thị trường vàng.

Ngẫm chuyện bồi thường và quy hoạch treo

Ngẫm chuyện bồi thường và quy hoạch treo

(PLO)- Chậm chân, vướng quy hoạch nên không thể chuyển mục đích sử dụng đất khiến hai mảnh đất liền kề chênh lệch 10 lần về giá bồi thường vì bên đất nông nghiệp, bên đất ở. Đây là thực tế đáng suy ngẫm về công tác quy hoạch và chính sách bồi thường...

Cao tốc và tính mạng con người

Cao tốc và tính mạng con người

(PLO)- Đêm 10-3, cao tốc Cam Lộ - La Sơn xảy ra vụ tai nạn giữa xe khách và xe tải làm hai vợ chồng trẻ thiệt mạng và nhiều người bị thương. 

Khát vọng vươn lên của thị trường chứng khoán Việt

Khát vọng vươn lên của thị trường chứng khoán Việt

(PLO)- Nâng cấp thị trường chứng khoán sẽ tạo ra một vị thế và khả năng cạnh tranh mạnh mẽ hơn cho thị trường vốn VN trên trường quốc tế, gia tăng niềm tin và thu hút nguồn lực từ nhà đầu tư nước ngoài...

Đường đến kỳ tích của ngành y tế

Đường đến kỳ tích của ngành y tế

(PLO)- Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng tăng, vì thế ngành y tế cần không ngừng phát triển, nâng cao chất lượng để đáp ứng tốt nhu cầu ấy.

'Ai không dám làm thì đứng sang một bên'

'Ai không dám làm thì đứng sang một bên'

(PLO)- Cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm khi thực hiện trọng trách trước Đảng, trước nhân dân với động cơ trong sáng, vì lợi ích chung thì Đảng và nhân dân luôn ghi nhớ và đánh giá công bằng.

Khó vạn lần, dân vận tốt sẽ xong

Khó vạn lần, dân vận tốt sẽ xong

(PLO)- Công tác dân vận có thành công thì chủ trương, quyết sách phải đúng đắn, hợp lòng dân và khi có điều này thì mọi dự án, công trình có “khó vạn lần dân liệu cũng xong”.

Dẹp 'bến cóc', chẳng lẽ bó tay?

Dẹp 'bến cóc', chẳng lẽ bó tay?

(PLO)- Nếu chính quyền địa phương và lực lượng chức năng quyết liệt hơn thì có lẽ kết quả “dẹp loạn” các “bến cóc” đã khác!

Để ai cũng có Tết

Để ai cũng có Tết

(PLO)- Năm qua là một năm có nhiều khó khăn nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn ráng chăm lo, thưởng Tết cho người lao động; riêng tại TP.HCM, tiền thưởng Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 bình quân hơn 12,3 triệu đồng/người.

Tuấn Hải đi bóng đầy tự tin trước đối thủ lớn Nhật Bản.

Thầy trò HLV Troussier và niềm tin không đánh mất

(PLO)- Sau trận thua Nhật Bản 2-4, những người còn nghi ngờ thầy trò HLV Troussier phải nhìn lại về lối chơi chủ động kiểm soát bóng và khả năng của đội tuyển VN sẽ lột xác ngoạn mục trong tương lai.

Người đánh bắt thủy sản chân chính trên sông Đồng Nai căm phẫn với những kẻ khai thác thủy sản kiểu tận diệt.

Phải chặn ngay nạn tận diệt tôm bằng thuốc trừ sâu

(PLO)- Các lực lượng chức năng cần bắt đầu bằng việc bám sát, khoanh vùng các đối tượng để tuyên truyền, nhắc nhở các quy định về nghiêm cấm sử dụng thuốc trừ sâu để bắt tôm và cảnh báo họ sẽ bị xử lý nghiêm nếu vi phạm.

'Cán bộ chưa biết sợ hay lòng tham không đáy?'

'Cán bộ chưa biết sợ hay lòng tham không đáy?'

(PLO)- Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai đặt vấn đề như trên tại hội nghị tổng kết công tác ngành nội chính Đảng và Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh.