Thành lập Hội đồng Chỉ đạo biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam

Các Ủy viên Hội đồng gồm: Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Phạm Công Tạc; Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thế Phương; Thứ trưởng Bộ Tài chính Trương Chí Trung; Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Đỗ Bá Tỵ; Thứ trưởng Bộ Công an Bùi Văn Nam; Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung; Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Mạnh Hùng; Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đặng Thị Bích Liên; Phó Trưởng ban Ban Tuyên giáo Trung ương Bùi Thế Đức; Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Phùng Hữu Phú; Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Tất Giáp; Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội Nguyễn Hữu Đức; Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Huỳnh Thành Đạt.Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam Nguyễn Xuân Thắng giữ chức Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng. Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Châu Văn Minh giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng.
Hội đồng Chỉ đạo Biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam có các nhiệm vụ tham mưu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ về chủ trương, phương hướng và giải pháp biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam; giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, phối hợp các công việc liên quan trong việc biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam bảo đảm đúng yêu cầu, mục tiêu và tiến độ của Đề án đã được phê duyệt; chỉ đạo phê duyệt và tổ chức biên soạn nội dung; thẩm định kết quả biên soạn; xuất bản Bách khoa toàn thư Việt Nam; huy động các nhà khoa học tham gia biên soạn; huy động và sử dụng nguồn kinh phí để triển khai thực hiện...

Trước đó, cuối tháng 7-2014, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án Biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam. Theo đó, Bộ Bách khoa toàn thư Việt Nam gồm có 36 quyển.

Việc biên soạn Bộ Bách khoa toàn thư sẽ được thực hiện trong 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 được thực hiện từ năm 2014 đến hết năm 2019 biên soạn theo phân quyển. Giai đoạn 2 thực hiện từ năm 2020 đến hết năm 2023 biên soạn 35 quyển theo ABC và 1 quyển sách dẫn.
 
36 quyển của Bộ Bách khoa toàn thư Việt Nam gồm: Quyển 1- Toán học, Cơ học; Quyển 2- Vật lý học, Thiên văn học; Quyển 3- Hóa học, Công nghệ hóa học; Quyển 4- Sinh học, Công nghệ sinh học; Quyển 5- Địa chất học, Môi trường; Quyển 6- Địa lý học, Địa lý thế giới; Quyển 7- Địa lý Việt Nam, Địa chính; Quyển 8- Công nghệ thông tin; Quyển 9- Nông nghiệp, Thủy lợi; Quyển 10- Lâm nghiệp, Ngư nghiệp; Quyển 11- Hải dương học, Khí tượng thủy văn; Quyển 12- Y học, Dược học; Quyển 13- Điện, Điện tử, Tự động hóa; Quyển 14- Xây dựng, Công nghệ vật liệu; Quyển 15- Giao thông, Vận tải; Quyển 16- Cơ khí, Mỏ, Luyện kim; Quyển 17- Dệt, May, Giấy, Thực phẩm; Quyển 18- Văn học; Quyển 19- Ngôn ngữ học, Hán Nôm; Quyển 20- Văn hóa dân gian, Ngành nghề thủ công; Quyển 21- Lịch sử Việt Nam; Quyển 22- Lịch sử thế giới; Quyển 23- Khảo cổ học, Dân tộc học - Nhân học; Quyển 24- Kinh tế học; Quyển 25- Tài chính, Ngân hàng, Tiền tệ; Quyển 26- Triết học; Quyển 27- Tôn giáo, Xã hội học; Quyển 28- Chính trị, Ngoại giao, Tổ chức; Quyển 29- Quốc phòng, An ninh; Quyển 30- Luật học; Quyển 31- Tâm lý học, Giáo dục học; Quyển 32- Thông tin, Báo chí, Xuất bản, Thư viện, Bảo tàng, Lưu trữ; Quyển 33- Âm nhạc, Nghệ thuật múa, Sân khấu, Điện ảnh, Nhiếp ảnh; Quyển 34- Mỹ thuật, Kiến trúc; Quyển 35 - Du lịch, Thể dục thể thao, Ẩm thực, Trang phục; Quyển 36- Sách dẫn (Index, dành cho bộ tổng hợp).

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm