Tạm dừng tăng lương cơ bản do ảnh hưởng của COVID-19

Sáng 13-6, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về Báo cáo về kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước; phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2018.

Tại phiên thảo luận, nhiều đại biểu quốc hội (ĐBQH) đã đề cập những thành công của việc phòng chống COVID-19 mà Việt Nam đạt được nhưng cũng bày tỏ lo lắng trước tác động của đại dịch đến toàn bộ nền kinh tế - xã hội.

ĐBQH Nguyễn Thị Xuân. Ảnh: Quochoi.vn

Đặc biệt, các ĐBQH nhấn mạnh đại dịch đã gây tác động xấu đến hàng loạt ngành kinh tế như du lịch, xuất khẩu, hàng không, vận tải… Nhiều tổ chức kinh tế của Quốc tế dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2020 có thể suy giảm một nửa chỉ đạt từ 2,9 đến hơn 4%...

Phát biểu tại hội trường, ĐB Nguyễn Thị Xuân (Đắk Lắk), Phó Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp (Bộ Công an) đánh giá cao việc Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã sử dụng linh hoạt, kịp thời, có hiệu quả các công cụ chính sách kinh tế vĩ mô.

Cụ thể như chính sách tài chính, tiền tệ, tín dụng chính sách đầu tư, chính sách lao động, an sinh xã hội... nhằm giảm tác động xấu của đại dịch COVID-19 và duy trì an sinh xã hội.

ĐB Xuân cũng đồng tình với đề xuất của Chính phủ về việc tạm dừng tăng lương cơ bản đối với khối cán bộ, công chức, viên chức. Tuy nhiên bà cho rằng đây chỉ nên là giải pháp tình thế, không phải là giải pháp căn cơ. Bởi về tâm lý đa số công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách chưa thật sự yên tâm về việc này.

“Trong khi lạm phát, chỉ số tiêu dùng tăng làm giảm sức mua của đồng tiền thì việc giữ nguyên lương thực chất đã làm giảm giá trị đồng lương. Đa số công chức, viên chức làm công ăn lương sẽ khó khăn hơn, tính “dưỡng liêm” bị giảm sút” – ĐB Xuân này nói.

Theo đó ĐB Xuân đề nghị Chính phủ cần có giải pháp căn cơ hơn là “thắt lưng buộc bụng”, tiết kiệm chi tiêu, chống lãng phí, đầu tư công phải thật sự thiết thực, có trọng điểm, có hiệu quả. Đặc biệt phải chống thất thu, chống thất thoát trong mọi lĩnh vực. 

ĐB Hoàng Đức Thắng. Ảnh: Quochoi.vn

Cùng nội dung này, ĐB Hoàng Đức Thắng (Quảng Trị) đề nghị trước mắt chưa tăng lương cơ sở cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và lương hưu từ 1-7-2020.

Theo ông Thắng, mặc dù điều này sẽ tác động đến đời sống thu nhập hàng triệu người hưởng lương nhưng từ thực tiễn phòng chống dịch COVID-19, với tinh thần lá lành đùm lá rách của người dân cả nước thì đây là “sự hy sinh xứng đáng cần thiết”.

Ông Thắng cho rằng: Trong bối cảnh khó khăn chung của đất nước, với chủ trương chưa tăng lương cơ sở để dành nguồn lực cho những mục tiêu tăng trưởng khác, dù còn những băn khoăn nhưng sẽ được ủng hộ.

"Tuy nhiên, tôi cũng đề nghị Chính phủ cần đánh giá tác động đầy đủ về vấn đề này và báo cáo rõ việc chưa tăng lương cơ sở này kéo dài đến bao lâu, nguồn lực dành được là bao nhiêu và sẽ sử dụng vào mục tiêu gì để ĐBQH, nhân dân biết được để chia sẻ, ủng hộ” – ĐB Thắng nói.

Chính phủ đề nghị chưa tăng lương cơ sở
Chính phủ đề nghị chưa tăng lương cơ sở
(PLO)- Thủ tướng báo cáo và đề xuất Quốc hội điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng, lùi việc tăng lương cơ sở, chuyển đổi phương thức đầu tư với các dự án thành phần thuộc dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam...

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm