Singapore: ‘Thành phố trong khu vườn’ vào năm 2016

Theo Luật Công viên và cây xanh của Singapore, người dân không được phép đốn hạ bất kỳ cây nào có đường kính vượt quá 1 m đang sinh trưởng trên bất kỳ vùng đất nào bên trong khu vực được quy hoạch bảo tồn cây xanh hoặc ở vùng đất trống, trừ phi được NParks phê duyệt. Người nào vi phạm phải nộp phạt 2.000 USD cho NParks, thậm chí phải nộp phạt lên tới 50.000 USD nếu bị tòa án phán quyết.

Năm năm gần đây, kế hoạch trồng cây xanh ở Singapore bước vào giai đoạn mới - hướng tới bảo tồn sinh học đa dạng. Nếu trước kia Singapore phát triển theo mô hình “khu vườn trong TP”, giờ quốc đảo xanh này lại đang phấn đấu trở thành “TP trong khu vườn” vào năm 2016. Chính môi trường trong lành đã biến Singapore trở thành TP đáng sống và là điểm đến hấp dẫn cho đầu tư, du lịch, góp phần nâng cao đời sống kinh tế-xã hội.

Washington, D.C. (Mỹ): Quy hoạch phải nhường chỗ cho cây xanh

Ngày nay, thủ đô Washington có không gian xanh tính trên đầu người nhiều hơn bất kỳ TP nào khác của Mỹ có diện tích tương tự. Tuy rằng các tòa nhà mọc lên ngày càng nhiều trong thời gian hiện tại nhưng nhìn chung màu xanh vẫn còn, hàng cổ thụ vẫn đứng, thiên nhiên vẫn lộng lẫy và tràn ngập không khí thanh bình.

Cây xanh ở Washington, D.C. không nhường chỗ cho quy hoạch mà quy hoạch phải nhường chỗ cho cây xanh. Nơi tập trung bộ máy hành chính lớn nhất nước Mỹ này có đến 30,21 km2 đất công viên, chiếm khoảng 19% tổng diện tích. Theo ước tính, TP có tới tổng cộng 1.928.000 cây xanh, trong số đó phổ biến nhất là các loại cây sồi, phong đỏ và Acer negundo. Với số lượng khổng lồ như vậy, hằng năm chúng có khả năng “dọn sạch” 540 tấn không khí ô nhiễm và tồn trữ được khoảng 526.000 tấn khí carbon. Đồng thời, chúng cũng có thể làm giảm năng lượng tiêu thụ của TP xuống 2,6 triệu USD.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm