Sắp xếp đơn vị hành chánh: 'Sẽ có cán bộ tâm tư'

Sáng nay 11-2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục cho ý kiến và thông qua nghị quyết sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, huyện giai đoạn 2019-2021 tại sáu tỉnh, TP trực thuộc Trung ương.

Sắp xếp đơn vị hành chính xã, huyện sáu tỉnh, thành

Sắp xếp đơn vị hành chánh: 'Sẽ có cán bộ tâm tư' ảnh 1Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng Lại Xuân Môn

Theo tờ trình của Chính phủ, đợt này có sáu tỉnh, thành thực hiện sáp nhập huyện, xã gồm: Thái Bình, Lào Cai, Hà Nội, Cần Thơ, Khánh Hòa và Cao Bằng. Sau khi thực hiện sắp xếp, các tỉnh sẽ giảm được hai đơn vị hành chính cấp huyện và 44 đơn vị hành chính cấp xã.

Trong đó, tỉnh Thái Bình thực hiện sắp xếp 47 đơn vị cấp xã, sau sắp xếp giảm 26 đơn vị, giảm từ 286 đơn vị giảm xuống còn 260 đơn vị.

Tỉnh Lào Cai sắp xếp 19 đơn vị cấp xã, sau sắp xếp giảm 10 đơn vị, giảm từ 162 xuống còn 152 đơn vị.

TP Hà Nội thực hiện sắp xếp 10 xã, đưa số lượng đơn vị hành chính cấp xã của thành phố từ 584 giảm xuống còn 579 đơn vị (giảm năm đơn vị).

TP Cần Thơ sắp xếp ba đơn vị cấp xã và địa phương này từ 85 đơn vị giảm xuống còn 83 đơn vị (giảm hai đơn vị).

Tỉnh Khánh Hòa sau khi sắp xếp, từ 140 đơn vị giảm xuống còn 139 đơn vị. Tỉnh Cao Bằng sắp xếp bốn đơn vị hành chính cấp huyện (nhập huyện Trà Lĩnh và huyện Trùng Khánh; nhập huyện Phục Hòa và huyện Quảng Uyên).

Tách, nhập là cán bộ có tâm tư

Một trong những nội dung được thảo luận nhiều là việc sắp xếp bốn đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Cao Bằng vì nhiều ý kiến cho rằng cán bộ băn khoăn, tâm tư với chuyện sáp nhập.

“Đặt vấn đề sáp nhập có băn khoăn không? Đương nhiên có, thậm chí quá băn khoăn. Đang như thế này lại sáp nhập, có người tăng chức, có người xuống chức, đang ở gần lại đi xa… Thường vụ Tỉnh ủy đã đưa ra kịch bản giải quyết tất cả khó khăn và đồng thuận rất cao”. Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng Lại Xuân Môn chia sẻ khi trình bày chủ trương sáp nhập bốn đơn vị hành chính cấp huyện của Cao Bằng trước UBTVQH.

Sắp xếp đơn vị hành chánh: 'Sẽ có cán bộ tâm tư' ảnh 2
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân

Ông Môn cho hay để thực hiện chủ trương trên, tỉnh Cao Bằng đã làm thực hiện rất chặt chẽ, tham quan học tập kinh nghiệm của các tỉnh. Sau đó tỉnh lập Ban chỉ đạo, tuyên truyền vận động, sắp xếp đơn vị hành chính, giải quyết đơn thư khiếu nại, sắp xếp bộ máy cán bộ và cơ sở vật chất.
“Quá trình làm công khai, minh bạch, khách quan, vô tư, khoa học và đúng pháp luật” - ông Môn nhấn mạnh.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng vấn đề quan trọng nhất là sau khi sáp nhập các huyện lại, thì phải đạt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là nâng cao đời sống của người dân.

Chủ tịch Quốc hội cũng cho rằng ý kiến của Đảng bộ, HĐND, nhân dân Cao Bằng cho thấy sự đồng thuận cao và đây là căn cứ để UBTVQH thông qua Nghị quyết. Tuy nhiên, việc sáp nhập thì ở đâu cán bộ cũng có tâm tư, cần vận động tuyên truyền để tạo sự đồng thuận cao.
“Tách ra thì có thêm ghế để ngồi, nhập vào thì người thế này, người thế khác. Tâm tư là chuyện đương nhiên, ngay cả chúng ta cũng vậy…” - bà nói.
Chủ tịch Quốc hội chốt: “Tôi tin vào Chính phủ, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh Cao Bằng. Các đồng chí đã triển khai rất chặt chẽ, lấy ý kiến cán bộ, nhân dân trong tỉnh và được sự đồng thuận cao".
Theo bà, tới đây còn nhiều việc phải làm nữa để sau khi nhập làm sao phải để cho đời sống nhân dân được nâng cao, kinh tế xã hội phát triển, quốc phòng, an ninh được đảm bảo...

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Bị can Lê Viết Chữ

Nguyên Bí thư tỉnh ủy Quảng Ngãi Lê Viết Chữ bị bắt

(PLO)- Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an xác định: Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nguyên Bí thư tỉnh ủy Quảng Ngãi Lê Viết Chữ đã nhận tiền của Nguyễn Văn Hậu để tạo điều kiện giúp Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn trúng thầu.