Quận Thanh Xuân nói gì về biển hiệu 'đồng phục xanh đỏ' ở phố kiểu mẫu?

Quận Thanh Xuân nói gì về biển hiệu 'đồng phục xanh đỏ' ở phố kiểu mẫu? ảnh 1
Nhiều ý kiến cho rằng hệ thống biển quảng cáo trên tuyến đường khá đơn điệu và thiếu sự sáng tạo. Ảnh: TUYẾN PHAN

Chiều nay (12-5), UBND quận Thanh Xuân đã có trả lời chính thức về việc chỉnh trang biển hiệu gây tranh cãi tại tuyến đường kiểu mẫu Lê Trọng Tấn (phường Phương Mai, quận Thanh Xuân).
Theo đó, UBND quận Thanh Xuân cho hay quận đã phối hợp với Sở Quy hoạch - Kiến trúc thực hiện việc thí điểm chỉnh trang tuyến phố kiểu mẫu trên theo chỉ đạo của UBND TP Hà Nội nhằm tạo ra tuyến phố đẹp, theo phương thức quản lý mới.

Quận Thanh Xuân nói gì về biển hiệu 'đồng phục xanh đỏ' ở phố kiểu mẫu? ảnh 2
Phố kiểu mẫu nổi bật với hai màu xanh đỏ đồng nhất. Ảnh: TRỌNG PHÚ

Tại tuyến phố này, chính quyền TP đã đầu tư toàn bộ hạ tầng gồm điện, nước, vỉa hè lòng đường. Việc trang trí tuyến phố cũng đã được lấy ý kiến nhân dân theo hình thức phát phiếu thăm dò vào đầu tháng 3-2016.
Theo đó đã có 153/159 hộ dân và cơ quan, tổ chức (trong đó có sáu cơ quan, tổ chức) đồng ý với cách làm trên,  sáu hộ dân không cư trú tại Hà Nội sau đó cũng đã có phiếu gửi thống nhất ý kiến. Hiện hồ sơ, biên bản cuộc họp lấy ý kiến vẫn được chính quyền quận Thanh Xuân lưu lại.
Theo phương án được các hộ dân thống nhất, chính quyền địa phương cùng các hộ dân tại đây đã tháo dỡ mái che, mái vẩy và biển hiệu quảng cáo được lắp đặt tự phát, không đồng bộ về kích thước, kiểu dáng; lắp đặt lại các thiết bị để điều hòa, bồn nước, đường ống nước không nằm bên ngoài ban công; quét sơn lại mặt tiền theo màu thống nhất. Cụ thể là màu đỏ và màu xanh (màu cơ bản) do UBND quận Thanh Xuân và Sở Quy hoạch - Kiến trúc thống nhất.
Hệ thống biển hiệu cũng được lắp đặt, thiết kế đồng bộ, thống nhất về kích cỡ: Chiều cao là 1,1 m; chiều rộng tối đa bằng chiều rộng công trình; vị trí mép dưới biển hiệu là 3,0-3,2 m. Màu sắc được thiết kế hai gam màu cơ bản là nền xanh hoặc đỏ và chữ màu trắng.
Vào ngày 28-4, tuyến phố đã lắp đặt năm biển hiệu mẫu từ số nhà 88 đến số nhà 94 Lê Trọng Tấn để các hộ dân đóng góp ý kiến. Qua tiếp nhận cơ bản các biển hiệu đáp ứng được nhu cầu của các hộ gia đình. Trên cơ sở đó UBND quận Thanh Xuân đã tiến hành chỉnh trang đồng bộ hệ thống biển hiệu toàn tuyến.

Quận Thanh Xuân nói gì về biển hiệu 'đồng phục xanh đỏ' ở phố kiểu mẫu? ảnh 3
Tuyến phố kiểu mẫu đầu tiên của Hà Nội. Ảnh: TRỌNG PHÚ

UBND quận Thanh Xuân khẳng định việc chỉnh trang tuyến phố kiểu mẫu đã tạo ra vẻ đẹp thống nhất cho toàn tuyến phố. Việc các doanh nghiệp có logo quảng cáo, thương hiệu độc lập cũng được lắp đặt tuân theo quy định của luật và được chính quyền quận tôn trọng và chỉ đề nghị thực hiện đúng kích cỡ quy định để tạo sự thống nhất, đồng bộ trên toàn tuyến phố.
UBND quận Thanh Xuân cũng khẳng định sẽ tiếp thu ý kiến của người dân, dư luận để tổng kết, rút kinh nghiệm khi triển khai các tuyến phố kiểu mẫu khác.
Trước đó, đã có những ý kiến trái chiều sau khi quận Thanh Xuân chỉnh trang hoàn tất tuyến phố kiểu mẫu Lê Trọng Tấn. Một số người cho rằng việc đồng bộ hóa biển quảng cáo là nên làm và góp phần giúp tuyến phố trở lên văn minh, hiện đại hơn. Tuy nhiên, cũng không ít người cho rằng việc làm này sẽ gây khó khăn cho các hộ kinh doanh khi khách hàng không thể nhận dạng được thương hiệu cần tìm.

Ngày 7-5, UBND TP Hà Nội và quân chủng Phòng không - Không quân (Bộ Quốc phòng) đã tổ chức lễ khánh thành và thông xe dự án mở rộng tuyến đường Lê Trọng Tấn (phường Khương Mai, quận Thanh Xuân).

Đây được coi là tuyến đường kiểu mẫu đầu tiên của thủ đô với nhiều điểm nổi bật như hệ thống thiết bị chiếu sáng bằng đèn LED, đường dây điện, cáp viễn thông được hạ ngầm... Đặc biệt trên tuyến đường, các nhà dân và cơ quan đều chỉnh trang mặt tiền theo quy chuẩn chung từ sơn đến biển quảng cáo,...

Từ khi chính thức đưa vào sử dụng, tuyến đường nhận được nhiều sự ủng hộ của người dân. Tuy nhiên, một số ý kiến cũng cho rằng tuyến đường này tuy đã đảm bảo yếu tố đồng bộ nhưng còn chưa đẹp mắt, nhất là hệ thống các biển quảng cáo dọc vỉa hè khá đơn điệu và thiếu sự sáng tạo. 

Dưới đây là một số hình ảnh của tuyến phố kiểu mẫu đầu tiên của Hà Nội (Ảnh: TUYẾN PHAN).

Quận Thanh Xuân nói gì về biển hiệu 'đồng phục xanh đỏ' ở phố kiểu mẫu? ảnh 4
Do là tuyến đường kiểu mẫu, tất cả biển hiệu trên đường Lê Trọng Tấn đều được quy hoạch đồng bộ về kích thước, màu sắc, chiều cao,...

Quận Thanh Xuân nói gì về biển hiệu 'đồng phục xanh đỏ' ở phố kiểu mẫu? ảnh 5
Nhiều ý kiến cho rằng hệ thống biển quảng cáo trên tuyến đường khá đơn điệu và thiếu sự sáng tạo.

Quận Thanh Xuân nói gì về biển hiệu 'đồng phục xanh đỏ' ở phố kiểu mẫu? ảnh 6Nhiều biển hiệu sau khi quy hoạch không còn giữ được logo quen thuộc của các thương hiệu.

Quận Thanh Xuân nói gì về biển hiệu 'đồng phục xanh đỏ' ở phố kiểu mẫu? ảnh 7
Biển hiệu của các cơ quan nhà nước cũng được thiết kế đồng bộ về màu sắc, kích cỡ, kiểu chữ,...

Quận Thanh Xuân nói gì về biển hiệu 'đồng phục xanh đỏ' ở phố kiểu mẫu? ảnh 8
Hai tấm biển quảng cáo dày đặc chữ, rất khó phân biệt của hai công ty đặt cạnh nhau.

Quận Thanh Xuân nói gì về biển hiệu 'đồng phục xanh đỏ' ở phố kiểu mẫu? ảnh 9
Nhiều người nhận định chỉ nên quy hoạch về chiều cao, kích thước, còn nội dung của biển quảng cáo thì nên để các chủ cửa hàng tự thiết kế.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Bị can Lê Viết Chữ

Nguyên Bí thư tỉnh ủy Quảng Ngãi Lê Viết Chữ bị bắt

(PLO)- Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an xác định: Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nguyên Bí thư tỉnh ủy Quảng Ngãi Lê Viết Chữ đã nhận tiền của Nguyễn Văn Hậu để tạo điều kiện giúp Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn trúng thầu.