Phó Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam viên tịch ở tuổi 98

Rất đông các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, giáo hội Phật giáo cùng chư tăng ni, phật tử tại TP.HCM và các địa phương lân cận đã tề tựu về chùa trong ngày để viếng và tri ân công đức của cố hòa thượng trong không khí trang trọng.

Trong suốt cuộc đời hành đạo, cố hòa thượng Thích Trí Tịnh đã nhận được nhiều huân chương và phần thưởng cao quý do nhà nước và giáo hội trao tặng như huân chương Hồ Chí Minh, huân chương Độc lập hạng nhất, huân chương Đại đoàn kết; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; Bằng tuyên dương Công đức của GHPGVN...

Hòa thượng Thích Trí Tịnh 

Phật tử tiếc thương vị cao tăng đại đức

 Vào năm 1954, cố hòa thượng được phật tử mến mộ đức hạnh cung thỉnh về ngôi chùa cổ kính không người thừa kế trên một vùng đất hoang vu vắng vẻ ít người đi lại. Chính tại nơi đây, cố hòa thượng đã khai sơn tạo dựng già lam, lấy tên là Vạn Đức (tức chùa Vạn Đức ngày nay). Dần dần, do uy tín và đạo đức của hòa thượng, tăng ni quy tụ về cất chùa am chung quanh, biến nơi này thành đạo tràng Vạn Đức nổi tiếng hiện nay.

Cố hòa thượng cả đời tận tụy vì Phật pháp, luôn lấy việc học kinh, tụng kinh, niệm Phật, giảng dạy và phiên dịch kinh điển từ Hán Tạng ra Việt Văn làm chánh hạnh, để lại nhiều tác phẩm có giá trị như Ðại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa Kinh, Ðịa Tạng Bổn Nguyện Công Ðức Kinh, Tam Bảo Tôn Kinh, Pháp Hoa Thông Nghĩa…

Để ghi lại những hình ảnh sống động về cuộc đời, sự nghiệp một vị cao tăng có đóng góp lớn cho Phật pháp và nền dịch thuật nước nhà, đại diện nhà chùa cho biết đang hợp đồng với hãng phim phật giáo Sen Việt thực hiện một bộ phim nói về cuộc đời cố hòa thượng, mong nhận được sự tùy hỉ của toàn thể tăng, ni, phật tử để bộ phim sớm ra mắt.

Lễ nhập kim quan đã cử hành vào lúc 18 giờ ngày 28-3, kim quan được tôn trí tại chùa. Lễ viếng bắt đầu vào lúc 7 giờ ngày 29-3 đến hết ngày 2-4. Lễ truy điệu được cử hành lúc 8 giờ ngày 3-4, sau đó cung thỉnh kim quan nhập bảo tháp tại chùa. 

HOÀNG LAN

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm