Phí thủy lợi sẽ chuyển thành giá dịch vụ thủy lợi

Trình bày báo cáo thẩm tra dự luật, Chủ nhiệm Ủy ban KHCN&MT Phan Xuân Dũng cho biết quan điểm của thường trực ủy ban là nhất trí với việc chuyển đổi cơ chế từ thu “thủy lợi phí” sang “giá dịch vụ thủy lợi”.

“Việc tính giá dịch vụ thủy lợi góp phần sử dụng hợp lý, hiệu quả công trình thủy lợi, khuyến khích việc sử dụng nước tiết kiệm. Do vậy, dự thảo luật cần quy định rõ về các nội dung: chủ thể cung cấp dịch vụ thủy lợi được thu tiền; các loại hình dịch vụ thủy lợi; bổ sung các loại dịch vụ về kiểm soát lũ cho sản xuất nông nghiệp, cung cấp nước cho nuôi trồng thủy sản, khu dân cư tập trung; vận chuyển ghe, thuyền qua công trình thủy lợi; tiêu thoát nước chống úng ngập; mua bán định mức sử dụng nước... để tránh chồng chéo hoặc bỏ sót” - ông Dũng nói.

Tuy nhiên, các đại biểu cho rằng đánh giá tác động về việc chuyển từ thủy lợi phí sang giá dịch vụ thủy lợi chưa rõ như: khó khăn nào sẽ gặp phải, lộ trình tính đúng tính đủ như nào, sự hưởng ứng của người dân ra sao…

phí thủy lợi

Chủ nhiệm Ủy ban VH-GD-TN-TN&NĐ Phan Thanh Bình.

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng - ông Phan Thanh Bình cho rằng phí để làm nông nghiệp là cao so với thu nhập của người nông dân. Do đó cần nghiên cứu tác động chứ không chỉ đơn giản là ngôn từ rằng chuyển qua kinh tế thị trường thì phải là giá dịch vụ.

“Tổng chi phí của người nông dân rất cao. Lời là anh bán lúa, gạo nhưng nông dân lại gặp khó. Thực sự phải giúp người dân chứ không chỉ phục vụ quản lý nhà nước. Người dân không lời hay giàu từ làm lúa đâu nên luật làm gì tốt nhất cho người dân thì làm. Trách nhiệm quản lý nhà nước và người khai thác công trình thủy lợi cũng cần làm rõ. Không để lãi thuộc về tôi, còn lỗ và sửa chữa thuộc về Nhà nước” - ông Bình nhấn mạnh.

Giải trình thêm, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT - ông Hoàng Văn Thắng cho biết việc chuyển từ phí sang giá vì thủy lợi phí không nằm trong Luật Phí đã được Quốc hội thông qua, mặt khác nhằm thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước cũng có những chính sách đầu tư, hỗ trợ cho các công trình thủy lợi.

“Đầu tư làm công trình thủy lợi nếu đặt vào vai Nhà nước thì đụng đến đâu cũng sẽ gặp khó, dù đụng đến một ít đất thì người dân cũng có phản ứng mạnh. Thực tế nếu vận động như nông thôn mới, người dân làm và Nhà nước có chính sách hỗ trợ thì tốt hơn. Làm tốt. Tuy nhiên, chúng tôi tiếp thu để nghiên cứu kỹ hơn về chính sách, quyền tiếp cận của người dân” - ông Thắng nói.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm