Những phát minh của người Việt khiến thế giới 'ngả mũ'- phần 2

Xe bọc thép cho quân đội

Trong một lần qua Campuchia thấy có nhiều xe bọc thép bị hư hỏng nặng, ông Trần Quốc Hải tự nguyện đứng ra xin sửa toàn bộ số xe trên. Nhiều người nghĩ, với trình độ của một nông dân, chắc ông sẽ không bao giờ làm được điều đó. 

Tuy nhiên, ông Hải bất ngờ thành công với chiếc xe bọc thép đầu tiên và sau đó, ông tiếp tục được Lữ đoàn 70 Campuchia giao sửa chữa thêm chục chiếc xe khác tương tự như vậy. Chỉ trong thời gian ngắn với những cải tiến của mình, cha con ông Hải đã khiến những chiếc xe tưởng như đã thành sắt vụn bỗng hồi sinh trở lại trong niềm vui hân hoan chào đón của hàng nghìn người dân nước bạn.
Với những đóng góp cho đất nước Campuchia trong việc phục chế, chế tạo xe bọc thép, cả gia đình ông Hải được đón nhận niềm vui khi đích thân Quốc vương và Thủ tướng Campuchia trao tặng bằng khen và huân chương Đại tướng quân cho ông cùng con trai Trần Quốc Thắng. 

Chế tạo tàu ngầm

Tàu ngầm tưởng chửng là những sáng chế không tưởng nhất, nhưng ông Nguyễn Quốc Hòa, Giám đốc Công ty cơ khí Quốc hòa, TP Thái Bình đã chế tạo thành công từ những vật dụng đơn giản.

Theo thiết kế, tàu ngầm mini Trường sa có lượng choán nước 12 tấn khi lặn và 9,2 tấn khi nổi. Bán kính hoạt động 800km. Tàu lặn sâu 50m có khả năng di chuyển sát hay nằm im dưới đáy biển. Tàu có 2 động cơ 90Hp.

Những phát minh của người Việt khiến thế giới 'ngả mũ'
6 kỹ sư của ông Hòa đã gấp rút hoàn thiện chiếc tàu ngầm mini mang tên Trường Sa
Khi lặn, tàu sử dụng công nghệ AIP, thời gian lặn 15h. Thời gian hoạt động trên biển là 15 ngày. Tốc độ trung bình khoảng 20 hải lý (tương đương 40 km/h). Toàn bộ thân tàu đã hoàn thành với chiều dài 8,8m, cao 3m, chiều rộng nơi phình to nhất là 2,8m. Vỏ tàu là loại thép đặc biệt nhập khẩu nước ngoài có độ dày 15mm.
Trong tàu cũng có hệ thống tái tạo ô-xy, khử các-bon để người trong tàu hô hấp, có hệ thống khử hơi nước để đảm bảo an toàn cho trang thiết bị máy móc trong tàu khi tàu lặn…
Theo dự tính, sau khi thí nghiệm thành công, con tàu được đưa ra cảng biển Diêm Điền, huyện Thái Thụy (Thái Bình) để thử nghiệm.

Chế tạo máy bay

Tên tuổi ông Trần Quốc Hải (ngụ Suối Dây, Tân Châu, Tây Ninh) nổi như cồn với những chiếc máy bay trực thăng mang thương hiệu “Hai lúa”. Bắt đầu từ ước mơ chế tạo máy bay trực thăng để bay trên vùng rẫy bón phân như ngành nông nghiệp Mỹ đã thực hiện, ông Hải dành nhiều thời gian tìm tòi, học hỏi quy trình vận hành, nguyên tắc hoạt động của máy bay.
Những phát minh của người Việt khiến thế giới 'ngả mũ'
Việc một nông dân chế tạo máy bay bằng phương pháp thủ công đã được một số tổ chức khoa học kỹ thuật trên thế giới ghi nhận.
Sau một thời gian dài nghiên cứu, năm 2003 ông chế tạo chiếc máy bay trực thăng đầu tiên. Năm 2005 chiếc máy bay thứ hai ra đời, cải tiến, hiện đại hơn chiếc trước mà giá thành chỉ bằng... một chiếc ôtô. Ông đã cùng cộng sự đưa máy bay ra đồng bay thử. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng kết luận máy bay “không thể bay được”.
Việc một nông dân chế tạo máy bay bằng phương pháp thủ công đã được một số tổ chức khoa học kỹ thuật trên thế giới ghi nhận. Họ đã liên hệ để đưa chiếc “trực thăng ông Hải” đi chu du, triển lãm ở nhiều nước, từ Mỹ, Đức, Nhật đến Hàn Quốc, Singapore, Úc... và công nhận ông là “kỹ sư - nhà nông”.
2 chiếc máy bay trực thăng "made in Việt Nam" do ông chế tạo đã được "xuất khẩu" ra nước ngoài. Chiếc đầu tiên bán cho Viện Bảo tàng New York (Mỹ), chiếc thứ hai bán cho Viện bảo tàng Nghệ thuật Đương đại Busan (Hàn Quốc). Số tiền bán máy bay trực thăng được ông sử dụng vào việc chế tạo ra các thiết bị máy móc phục vụ nông nghiệp.

Theo Khánh Huy/VTC News (Tổng hợp)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm