Nhiều lãnh đạo sợ bị dân đánh giá

Sau khi nói về hoạt động xin lỗi của cán bộ, công chức, lãnh đạo của TP.HCM đối với người dân khi chậm trễ thực hiện các thủ tục hành chính, ông Tuyến cho hay TP.HCM sẽ thực hiện đánh giá, chấm điểm cán bộ, coi đây là biện pháp thiết thực để chấn chỉnh cán bộ.

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến: "Nhiều lãnh đạo quận sợ dân đánh giá". Ảnh: CHÂN LUẬN

“Quận 1 còn đánh giá lãnh đạo mỗi khi lãnh đạo tiếp dân xong. Nhiều lãnh đạo quận lo lắng điều này sẽ ảnh hưởng đến uy tín lãnh đạo bởi có nhiều cuộc gặp gỡ hai bên cãi nhau… “như giang hồ”. Nhưng việc này nếu làm được sẽ giúp người dân nhìn lại thái độ của mình và lãnh đạo cũng phải xem lại thái độ và nội dung tiếp dân của lãnh đạo” - ông Tuyến nhận xét.

Theo ông Tuyến, có thể người dân không hài lòng với nội dung tiếp công dân của lãnh đạo nhưng nếu lãnh đạo có thái độ và kỹ năng tiếp dân thì dân vẫn hài lòng. “Với những vụ việc rất nhỏ, nhưng nhiều khi do thái độ anh em mình gây ức chế cho người dân nên chuyện bé thành chuyện lớn. Còn cán bộ nào lễ độ, lắng nghe dân thì việc to sẽ thành nhỏ” - ông Tuyến nói.

Đại diện Sở Nội vụ TP.HCM cho hay Sở đã tổ chức nhiều lớp đào tạo kỹ năng thực hiện các thủ tục hành chính cho cán bộ, công chức TP.HCM. Ngoài ra, đối với những “điểm nóng” hay bị người dân than phiền, Sở Nội vụ TP.HCM thực hiện thanh tra, kiểm tra công vụ đột xuất.

Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong: "Điều quan trọng là có kết quả hài lòng chính xác và giải pháp khắc phục yếu kém". Ảnh: CHÂN LUẬN

Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho hay: Cải cách hành chính là một trong bảy chương trình đột phá của thành phố và là nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị. Cải cách hành chính mục đích cốt lõi là để phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn. “Điều cần thiết nhất là phải có cách đánh giá chính xác những chỉ tiêu cải cách hành chính để chỉ ra được những yếu kém và giải pháp khắc phục hiệu quả” - ông Phong nói.

Chủ tịch UB Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân phát biểu: Những cách làm đa dạng, sáng tạo của TP.HCM trong việc đánh giá, xác định chỉ số hài lòng của người dân là những kinh nghiệm tốt cho các địa phương và kể cả trung ương xem xét. Ông Nhân nhấn mạnh: “Điều quan trọng hơn là phải dùng kết quả đo lường chỉ số hài lòng của người dân để xem xét lại phương thức quản lý và để kết quả này trở thành động lực của cán bộ, công chức”.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm