“Nhật muốn là “đầu tàu châu Á” thì hãy kiện Trung Quốc“

Ngày 31/5, Thủ tướng Nhật Bản đã có một bài phát biểu được xem là tâm điểm của diễn đàn Đối thoại Shangri-La, hội nghị an ninh quan trong nhất của châu Á.

Với sự vắng mặt đáng chú ý của Hàn Quốc, nỗ lực của ông Abe nhằm tái khẳng định vai trò lãnh đạo của Nhật Bản đã có được những thành công đáng kể. Trong gần 2 năm đầu tiên nhiệm kỳ của mình, ông Abe đã chú ý tăng cường các mối quan hệ của Nhật Bản với các nước và vùng lãnh thổ quan trọng như Nga, Ấn Độ và Đài Loan.

“Nhật muốn là “đầu tàu châu Á” thì hãy kiện Trung Quốc“ ảnh 1
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ở diễn đàn Đối thoại Shangri-La, Singapore, tháng 6/2014.

Tuy nhiên, không có nơi nào mà ông Abe lại thành công như ở Đông Nam Á. Sự tái xuất hiện của Nhật Bản ở Đông Nam Á là một trong những sự thúc đẩy quan trọng nhất trong năm 2013.

Bản thân ông Abe không thể không đạt được nỗ lực này. Trong năm đầu tiên của mình trên cương vị thủ tướng, cá nhân ông đã đến thăm tất cả 10 nước thành viên ASEAN. Ông Abe cũng củng cố vị trí của Tokyo trong khu vực Đông Nam Á bằng cách tham gia các cuộc đàm phán Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP), bất chấp sự phản đối mạnh mẽ từ trong nước. Ông vấp phải sự chỉ trích từ các đảng phát chính trị đối lập và cả trong chính đảng của mình.

Một trong những nỗ lực lớn nhất của ông là để loại bỏ hạn chế an ninh của Nhật Bản, cũng như cải thiện khả năng đóng vai trò dẫn đường cho ASEAN của Tokyo. Ví dụ, bằng cách loại bỏ các lệnh cấm vận xuất khẩu vũ khí, theo đuổi chính sách “tự vệ tập thể”, Tokyo sẽ có thể “bắt tay” các quốc gia ASEAN đang bị đe doạ bởi Trung Quốc.

Mặc dù đã có những thành tựu nhất định, rõ ràng Nhật Bản vẫn có thiếu sót rõ ràng trong kế hoạch tăng cường vị thế của mình ở ASEAN. Cụ thể, vị thế của Nhật Bản trong tranh chấp với Trung Quốc ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Tokyo cần hạ nhiệt chính sách hiện tại đang dùng để đối phó với Bắc Kinh, theo đuổi luật pháp quốc tế để có nhiều lợi thế hơn cho chính họ và cả Đông Nam Á.

Như đã biết, Nhật Bản luôn phủ nhận tranh chấp chủ quyền ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Bất cứ điều gì tạo ra lợi thế trước đây cho chính sách này trong hoàn cảnh hiện nay đã không còn phục vụ cho lợi ích của Nhật Bản nữ. Kể từ khi Nhật Bản mua một số hòn đảo trong tháng 9/2012, luôn từ chối thừa nhận tranh chấp tồn tại trong khu vực này. Nhưng Trung Quốc đang dần dần làm giảm sức mạnh tuyên bố chủ quyền mạnh mẽ của Tokyo.

Chính sách hiện hành của Nhật Bản cũng gây nguy hiểm cho các nước ASEAN trong các tranh chấp của họ với Trung Quốc ở các vùng biển khác nhau thuộc Biển Đông. Nhật Bản đang giúp Trung Quốc hợp pháp từ chối thừa nhận tranh chấp ở một số vùng thuộc Biển Đông. Hơn nữa, vị trí hiện tại của Nhật Bản ngăn cản Tokyo tìm kiếm một giải pháp hòa bình và có trách nhiệm thông qua việc sử dụng luật pháp quốc tế và diễn đàn đa phương.

Trung Quốc cũng sẽ làm tương tự như Nhật Bản ở Biển Đông. Mặc dù ông Abe ca ngợi Philippines đã nhờ đến trọng tài quốc tế để giải quyết tranh chấp hàng hải với Trung Quốc, và một lần nữa ca ngợi hành động này trong bài phát biểu của mình ở Shangri-la tuần qua. Tuy nhiên, nó phản ánh một sự trái ngược trong hành động của Nhật đối với quần đảo Senkaku.

The Diplomat nhận định, thừa nhận tranh chấp và tìm kiếm trọng tài quốc tế sẽ là một minh chứng rõ ràng cho vai trò lãnh đạo Nhật Bản nếu muốn đóng vai trò lớn hơn ở châu Á. Trọng tài quốc tế là phương án rất tốt để giúp giảm bớt căng thẳng trong khu vực. Hơn nữa, nó không chỉ có lợi cho Nhật Bản mà còn tăng cường vị trí các quốc gia ASEAN khi đối đầu với Trung Quốc ở Biển Đông.

Nhật Bản nên bắt đầu bằng việc tự chính họ đề xuất với Trung Quốc rằng Tokyo sẽ thừa nhận tranh chấp tồn tại, như Bắc Kinh muốn nhấn mạnh điều đó. Sau đó, sự việc sẽ được đưa ra trọng tài quốc tế. Mặc dù Trung Quốc có khả năng sẽ từ chối, Tokyo coi như đưa ra được cách giải quyết tranh chấp và tạo ra tiền lệ mạnh mẽ để hỗ trợ các quốc gia tại Biển Đông.

Ngay cả trong trường hợp có khả năng Trung Quốc từ chối đề nghị của Nhật Bản, Tokyo vẫn nên đơn phương tiến hành việc công nhận các tranh chấp và lôi  kéo sự tham gia của trọng tài quốc tế vào vấn đề chủ quyền. Nói cách khác, cần thực hiện theo mô hình của Philippines.

Được và mất

“Nhật muốn là “đầu tàu châu Á” thì hãy kiện Trung Quốc“ ảnh 2
Quần đảo Senkaku, nơi Nhật Bản đang quản lý và Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.

Đầu tiên, Nhật Bản hiện có tuyên bố chủ quyền mạnh mẽ tại quần đảo Senkaku, và chủ quyền này gần như chắc chắn được khẳng định tại toà án quốc tế. Ngay cả khi Trung Quốc từ chối thừa nhận phán quyết, điều này vẫn sẽ ảnh hưởng đến các hành động của Bắc Kinh xung quanh việc tranh chấp đảo với Nhật Bản theo hướng có lợi cho Tokyo.

Phán quyết của tòa án sẽ gây khó khăn cho Trung Quốc trong việc hợp thức hoá các hoạt động tuần tra trên các quần đảo tranh chấp, và các hoạt động đó nếu xảy ra sẽ trở thành hành động khiêu khích không cần thiết. Dĩ nhiên, Trung Quốc không thể đi xâm lược vùng đất mà trọng tài quốc tế đã công nhận nó thuộc về Nhật Bản, đó là điều không thể.

Hơn nữa, Nhật Bản đủ khôn ngoan để tìm kiếm quyết định của tòa án quốc tế về vấn đề chủ quyền càng sớm càng tốt. Như đã nói ở trên, việc tuần tra liên tục của Trung Quốc gần quần đảo tranh chấp sẽ không bao giờ dừng lại. Điều này về lâu dài sẽ làm suy yếu vị thế vững chắc của Nhật Bản trong tuyên bố chủ quyền.

Tất nhiên, việc Nhật Bản đưa tranh chấp ra toà án quốc tế sẽ làm vị trí hiện tại của Trung Quốc trên Biển Đông thậm chí sẽ lung lay rất nhiều. Bắc Kinh sẽ bị cô lập hơn trong việc không thừa nhận tranh chấp cũng như từ chối sử dụng luật pháp quốc tế và diễn đàn đa phương để giải quyết một cách hoà bình các tranh chấp khác nhau trên Biển Đông.

Cùng với các bên tranh chấp khác, và bên thứ ba quan trọng như Mỹ và Indonesia, việc thông qua một nghị quyết tuân thủ luật pháp quốc tế và thúc đẩy diễn đàn đa phương sẽ khiến lập trường thách thức của Trung Quốc thực chấp chỉ còn là hành động ngang ngược thể hiện quyền bá chủ. Nghĩa là, nó yêu cầu tất cả các bên phải giữ nguyên hiện trạng tranh chấp. Quan điểm sẽ không tồn tại trong thời gian dài, giúp định hình mạnh mẽ quan điểm khu vực và quốc tế ủng hộ Nhật Bản trong thời gian sắp tới.

Mặc dù ông Abe đã đặt thành công nền móng cho Nhật Bản tìm kiếm vị trí đứng đầu ở châu Á, việc bỏ quan điểm hiện tại về chủ quyền quần đảo Senkaku và theo đuổi một chính sách dựa trên luật pháp quốc tế sẽ là cách hoàn hảo hơn để bắt đầu.

THE DIPLOMAT là một tạp chí có trụ sở ở Tokyo, chuyên về chính trị, văn hóa và xã hội tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
The Diplomat bắt đầu ra mắt từ năm 2002 và cho đến nay đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà bình luận, nhà hoạch định chính sách và các học giả chuyên sâu về các vấn đề trong khu vực này.

Bài viết được đăng tải trên Tạp chí The Diplomat của tác giả Zachary Keck. Infonet xin được lược dịch và gửi tới quý độc giả một quan điểm trong bối cảnh phức tạp hiện nay ở châu Á - Thái Bình Dương.

Theo Phan Sương /Infonet

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm