Nghệ An: 600 người đang cứu đê sạt lở

Hơn 347 ha lúa và hơn 8.800 ha ngô và rau màu, hơn 1.600 ha cây trồng hằng năm bị ngập, hư hỏng.

Nước dâng nhanh làm ngập hỏng hàng hóa của 944 hộ/1.545 kiốt kinh doanh tại chợ Vinh - chợ lớn nhất tỉnh Nghệ An (bị ngập nước hư hỏng hàng hóa gạo, nếp, lạc, đậu, lagim, hàng mã, hàng vải, thuốc, bánh kẹo, tạp phẩm...). Hiện nay ban quản lý chợ Vinh đang thống kê số lượng từng loại hàng bị thiệt hai.

Chiều 14-10, nhiều nhà dân ở huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) vẫn bị ngập sâu trong nước lũ.

Mưa lớn làm nước sông lên cao gây sạt lở bờ sông Lam, kè bảo vệ đê Tả Lam (địa bàn xã Hưng Hòa, TP Vinh và xã Hưng Xá, huyện Hưng Nguyên; xã Thanh Khai, huyện Thanh Chương, Nghệ An) và đê Tả Lam phía hữu huyện Thanh Chương và xã Nam Trung, (huyện Nam Đàn, Nghệ An).

Ngoài ra, mưa lớn làm sạt lở đất bờ sông Lam sát nhà dân (ở thôn Lam Bồng, xã Bồng Khê, huyện miền núi Con Cuông, Nghệ An). Có vết nứt dọc mép hành lang đường quốc lộ 7A chiều dài khoảng 25 m.

Các cán bộ, chiến sĩ nỗ lực cứu đê sông Vinh. 

Các đê địa phương (đê sông, nội đồng) bị sạt lở hơn 565 m. Trong đó, đê khe Cát (xã Bảo Thành, huyện Yên Thành) bị lở 5 m. Đê sông Mơ (xã Quỳnh Bảng, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) bị sạt lở khoảng 500 m. Đê Kênh Thấp (đê sông Vinh) đoạn qua phường Vinh Tân (TP Vinh) bị sạt lở phía mái đê phía sông tại hai vị trí với chiều dài 60 m.

Khoan, xử lý cứu đê Tả Lam dọc sông Lam (đoạn qua huyện Hưng Nguyên, Nghệ An).

Chiều 14-10, khoảng 600 người gồm Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Nghệ An, Công an TP Vinh, Quân khu 4, dân quân, bảo vệ dân phố... tiếp tục ra ứng cứu đê sông Vinh đảm bảo an toàn trước cơn bão số 11 đang đổ bộ.

Hàng trăm mét khối đá rời đã được vận chuyển đến bên bờ sông Vinh để tiếp tục gia cố đê sông Vinh cứu đê, cứu hơn 4.100 người dân phường Vinh Tân không bị ngập bởi vỡ đê.

Hiện nước ở hạ nguồn sông Lam qua Nghệ An, Hà Tĩnh đang ở mức dưới báo động 2, lũ đang rút dần. 

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm