Ngân sách dành cho phổ biến giáo dục pháp luật quá ít ỏi

Kết quả khảo sát hiệu quả khai thác 150 tủ sách pháp luật (TSPL) trên địa bàn tỉnh Kiên Giang cho thấy rất nhiều khó khăn. TSPL đặt tại phòng tiếp công dân và phòng thủ tục hành chính một cửa, chủ yếu phục vụ trong giờ hành chính trong khi nhu cầu của người dân cần tìm hiểu sách vào buổi tối, ngoài giờ làm việc.

Đối với vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, tủ sách đặt tại UBND xã mà điều kiện đi lại khó khăn nên người dân cũng khó tiếp cận. Nhiều nơi không bố trí được phòng đọc sách, nơi đặt tủ sách chật hẹp, không có không gian, chỗ ngồi cho người đọc, thậm chí 84/150 tủ sách được khóa và chỉ mở khóa khi có người mượn.

Đáng lo ngại là do kinh phí hàng năm không đủ kịp thời trang bị thêm sách luật mới nên hầu hết TSPL có phần lớn các đầu sách đã hết hiệu lực hoặc quá cũ không còn phù hợp với tình hình hiện nay. Các đầu sách luật, tài liệu được đầu tư, trang bị vẫn còn ít nên chưa đáp ứng tốt nhu cầu của người dân.

Tại tọa đàm, câu chuyện kinh phí từ ngân sách dành cho phổ biến giáo dục pháp luật quá ít ỏi (tỉnh khá bố trí được 5-7 tỷ đồng, còn tỉnh nghèo thì chỉ có hơn 100 triệu đồng) cũng đặt ra bài toán tất yếu cần sớm xã hội hóa lĩnh vực này với nhiều mô hình: vận động doanh nghiệp tham gia phổ biến pháp luật trong nội bộ, tài trợ hoạt động phổ biến pháp luật, phát hành tài liệu tuyên truyền pháp luật có kèm logo quảng cáo…

Tuy nhiên, hiện quy định pháp luật về vấn đề này vẫn chỉ mới dừng lại ở mức quy định chung về chủ trương, chính sách mà chưa cụ thể nên các địa phương còn dè dặt, cho dù doanh nghiệp đồng ý tài trợ vẫn chưa có cơ chế và quy định để thực hiện.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm