Năng lực kém đừng “mơ” làm công chức

. Phóng viên: Thưa ông, quyết tâm này đã được thực hiện như thế nào trong đợt thi tuyển công chức gần đây nhất?

Năng lực kém đừng “mơ” làm công chức ảnh 1
 
+ Ông Nguyễn Xuân Dũng: Trong năm 2013, chủ tịch UBND tỉnh đã ký quyết định thành lập hội đồng công chức với nhiều ban khác nhau để giám sát, đồng thời công khai, minh bạch trên các phương tiện đại chúng. Đối với Thanh Hóa việc thi tuyển công chức được tổ chức rất chặt. Năm 2013, Thanh Hóa có 482 hồ sơ nộp thi công chức nhưng chỉ có 182 hồ sơ thi đủ điểm. Sau khi kỳ thi kết thúc thì có tới 156 bài phúc khảo, tuy nhiên tất cả đều không đạt.

Cũng trong kỳ thi vừa qua, Thanh Hóa đã thẳng tay xử lý 41 trường hợp gian dối trong thi tuyển, trong đó có 34 trường hợp bị trừ 20% số điểm trong bài thi, năm trường hợp cảnh cáo, hai trường hợp bị đình chỉ thi. Một kỳ thi tuyển mà có tới 41 trường hợp gian dối bị xử lý là rất cao. Chắc chắn rằng làm chặt như vậy loại bớt cán bộ dỏm, tạo cơ hội cho người thực tài hơn và bộ máy cũng sẽ có cán bộ giỏi.

Cán bộ công chức thanh hóa giải quyết các thủ tục cho người dân. Ảnh: ĐT

. Thực tiễn cho thấy những hệ quả gì xảy ra nếu để cán bộ kém năng lực lọt vào bộ máy nhà nước?

+ Rõ ràng cán bộ yếu sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển kinh tế, nhất là đối với một tỉnh rộng, có vốn đầu tư từ nước ngoài lớn như hiện nay. Hệ lụy của nó gây ra là khôn lường, làm thất thoát tiền của Nhà nước, đẩy lùi phát triển. Năm 2013, dù chỉ có 29% đạt đủ chỉ tiêu vào công chức nhưng điều đó phản ánh đúng năng lực, trình độ của người có thực tài, chuyên môn đảm bảo. Tôi khẳng định rằng người có thực tài sẽ vào được mà không cần phải “bôi trơn”, chạy chọt gì hết.

. Theo ông, để ngăn chặn tình trạng chạy chọt vào công chức, cần những giải pháp như thế nào?

+ Dư luận lâu nay nói rằng cứ phải có tiền chạy chọt này nọ mới vào được cơ quan nhà nước, đúng là cái này rất khó nói hay giải thích điều gì. Quan điểm của tỉnh Thanh Hóa là nghiêm túc thực hiện, đặc biệt là kỳ thi 2014 tới đây càng cần phải quyết liệt hơn để chấm dứt hiện tượng chạy chọt này và để cho dân biết rằng Nhà nước sẽ trọng dụng người có đủ tài, tâm. Rõ ràng muốn vào được công chức thì buộc phải có năng lực, thực lực chuyên môn của cá nhân.

Trên tinh thần đó, các thông tin thi tuyển đều được công khai, minh bạch đến với mọi người dân với những tiêu chí rõ ràng như phải có trình độ ĐH, thạc sĩ… Nội dung thi tuyển cũng đã thể hiện một cách cụ thể về chất lượng để đánh giá chuyên môn của các ứng viên. Các khâu từ ra đề thi đến chấm thi phải đảm bảo, đồng thời hội đồng thi tuyển công chức phải giám sát chặt chẽ, giám sát lẫn nhau nếu phát hiện trường hợp nào sai nguyên tắc, chủ tịch UBND sẽ xử lý ngay.

. Trong dân vẫn râm ran câu chuyện người nhà quan chức được gửi gắm trong các đợt thi này, kiểu như đã lót chỗ rồi, thưa ông?

+ Người dân nói có cái lý của họ! Thẳng thắn mà nói đợt thi tuyển vừa qua có rất nhiều người nhà của quan chức nhưng quan điểm chỉ đạo là xuyên suốt không thể giải quyết cho bất cứ trường hợp nào. Thậm chí là con của bất cứ ai!

. Xin cảm ơn ông.

 

Không có cửa để chạy chọt vào làm công chức

Tại nhiều kỳ họp HĐND tỉnh Thanh Hóa và kỳ họp trực tuyến Chính phủ với các địa phương. Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến khẳng định không có cửa cho chạy chọt để vào được công chức. Muốn đưa Thanh Hóa phát triển mạnh thì điều đầu tiên là công chức phải đảm bảo chuyên môn, trình độ, năng lực. Theo ông Chiến, việc thể hiện quyết tâm làm đến cùng, làm “sạch” môi trường thi tuyển công chức sẽ góp phần đem lại niềm tin cho nhân dân.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm