‘Luật làm gì có điều nào tên hy vọng’

Tại phiên họp, trình bày tờ trình về việc điều chỉnh kế hoạch vốn nước ngoài năm 2016, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Thế Phương cho hay còn nhiều bộ, ngành trung ương và địa phương giải ngân vốn ODA rất thấp, thậm chí chưa giải ngân (năm tháng đầu năm chỉ giải ngân hơn 17.000 tỉ đồng trong số 48.700 tỉ đồng đã phân bổ chi tiết).

Theo đó, Chính phủ đề nghị cho phép giao Thủ tướng điều hòa kế hoạch vốn nước ngoài năm 2016 giữa các bộ, ngành trung ương, địa phương trong tổng mức 50.000 tỉ đồng đã được QH phê duyệt. Việc này được thực hiện theo nguyên tắc giảm vốn đối với các dự án giải ngân thấp hoặc chưa giải ngân để điều chuyển cho các dự án đã đạt mức giải ngân cao hoặc đã giải ngân hết kế hoạch có nhu cầu bổ sung thêm vốn.

Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Thế Phương cũng cho biết hiện các nhà tài trợ lớn rất mong muốn các bộ, địa phương được phép giải ngân theo tiến độ dự án. Theo quy định thì chi tiêu phải theo dự toán, tuy nhiên nhiều trường hợp không thể dự báo chính xác tiến độ giải ngân vì còn phụ thuộc nhiều yếu tố như giải phóng mặt bằng, thủ tục… Trong khi có những nơi giải ngân nhanh hơn kế hoạch thì ngược lại có những nơi giải ngân rất chậm. “Ví dụ qua sáu tháng năm 2016, Bộ Y tế hiện mới giải ngân được hơn 500 tỉ đồng, còn lại hơn 1.500 tỉ đồng chưa giải ngân được và mới đây Bộ đã có đề nghị xin giảm mức vốn nước ngoài được giao” - ông Phương nói. Ông Phương cho rằng việc điều hòa vốn giữa các dự án sẽ giúp sử dụng vốn hiệu quả hơn, đồng thời khẳng định việc điều hòa này sẽ không ảnh hưởng đến danh mục dự án bởi chỉ áp dụng với các dự án trong danh mục đã được giao kế hoạch.

“Luật Đầu tư công quy định rất rõ là dự án phải đầy đủ thủ tục mới được bố trí vốn, bây giờ anh lại bảo là chưa đủ thủ tục là sao? Vậy tại sao anh lại trình ra QH để phân bổ vốn khi chưa đủ thủ tục?” - ông Hiển đặt câu hỏi.

Ông Phương nói: “Thời điểm trình danh mục dự án để QH phân giao vốn thì cũng có những dự án được hy vọng là sẽ đáp ứng đầy đủ thủ tục, điều kiện”. “Luật làm gì có điều nào tên là hy vọng” - ông Hiển ngắt lời và cho rằng luật quy định cứng thủ tục nên cần thực hiện đúng.

Kết lại, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân yêu cầu Chính phủ cần chấn chỉnh, lập lại trật tự kỷ cương, thực hiện nghiêm quản lý nguồn vốn ngân sách, trong đó có vốn nước ngoài. “Việc điều hòa vốn giữa các bộ, ngành cũng phải làm chặt chẽ, không thì người ta sẽ khiếu nại tại sao vốn của tôi lại điều chuyển cho ông khác” - Chủ tịch QH nói.

Cần có báo cáo riêng về vấn đề Formosa

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính và Ngân sách Nguyễn Đức Hải đã đề nghị như vậy tại phiên làm việc chiều 16-8 của Ủy ban TVQH về nội dung đánh giá kết quả kỳ họp thứ nhất và cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị kỳ họp thứ hai QH khóa XIV.

Theo ông Hải, Chính phủ cần có báo cáo cụ thể hơn về giải quyết hậu quả vụ Formosa, nợ công và phòng, chống tham nhũng… vì đây là những vấn đề cử tri rất quan tâm. “Vừa rồi tiếp xúc cử tri, người dân rất quan tâm vấn đề Formosa, nợ công và phòng, chống tham nhũng nên các báo cáo cụ thể hơn làm cơ sở cho đại biểu tham khảo. Vấn đề Formosa cần có báo cáo riêng” - ông Hải nói.

Theo dự kiến, kỳ họp thứ hai QH khóa XIV dự kiến sẽ làm việc trong 22,5 ngày, từ ngày 20-10 đến 18-11. Trong đó, xem xét thông qua bốn dự án luật, một dự thảo nghị quyết, cho ý kiến 14 dự án luật khác.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Bị can Lê Viết Chữ

Nguyên Bí thư tỉnh ủy Quảng Ngãi Lê Viết Chữ bị bắt

(PLO)- Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an xác định: Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nguyên Bí thư tỉnh ủy Quảng Ngãi Lê Viết Chữ đã nhận tiền của Nguyễn Văn Hậu để tạo điều kiện giúp Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn trúng thầu.