Lợi dụng dịp lễ để tăng giá: Chủ yếu tăng giá giữ xe

Những điểm giữ xe tự phát này hét giá 20.000-30.000 đồng/chiếc xe máy, trong khi bãi giữ xe của Suối Tiên giá chỉ 3.000 đồng nhưng đã hết chỗ. Giá cả các loại nước uống, thức ăn xung quanh khu vực này cũng tăng gấp hai lần, dao động từ 10.000 đến 20.000 đồng/một chai nước suối và 30.000-50.000 đồng cho một suất ăn cơm, cháo, phở bình dân.

Tại cầu Thủ Thiêm (địa điểm xem bắn pháo hoa tại TP.HCM), giá gửi xe tại một số điểm xung quanh cầu phía quận 2 đều có giá 10.000-15.000 đồng/chiếc.

Tại Đà Nẵng, hàng trăm điểm giữ xe tự phát cũng hét giá từ 10.000 đến 30.000 đồng/lần gửi. Riêng ô tô bị chặt 70.000-100.000 đồng/xe. Anh Trần Xuân Hoàng (quận Thanh Khê, Đà Nẵng) cho biết: “Tôi chạy xe máy chở gia đình sang khu vực khán đài (phía quận Sơn Trà) xem pháo hoa. Lúc đưa xe vào gửi ở đường Ngô Quyền (trước cổng khu công nghiệp Vân Đồn), họ hét giá 20.000 đồng/chiếc. Tôi đành phải gửi vì các bãi giữ xe quanh khu vực này đều đông nghẹt”. Các bãi giữ xe gần khu vực cầu Thuận Phước, đường Đống Đa (quận Hải Châu), đường Lê Duẩn… cũng xảy ra tình trạng trên.

Tại một số địa điểm kinh doanh các sản phẩm du lịch như chợ Hàn, chợ Cồn… cũng lợi dụng lễ hội để “thổi giá”. Chị Hồ Thị Phượng (Quảng Bình) phản ánh: “Tôi hỏi mua một đôi guốc bằng gỗ, người bán “hét” lên đến 400.000 đồng/đôi. Trong khi giá bình thường của đôi guốc chỉ cỡ 150.000-200.000 đồng/đôi. Đi đến cửa hàng nào cũng bị ra giá cao gấp 3-4 lần”. Không chỉ các sản phẩm du lịch như tượng đá, tranh thêu, đồ gỗ… mà các dịch vụ ăn uống, giải trí cũng bị đẩy giá lên cao. Một du khách phàn nàn: “Ăn một bữa cơm trưa ở quán bình dân cũng ngốn gần nửa triệu bạc, cao gấp nhiều lần so với ngày thường. Giá cả thì cao mà chất lượng phục vụ thì kém”. Các hàng quán ven biển đường Nguyễn Tất Thành, Hoàng Sa, Phạm Văn Đồng… đều tăng 30%-50% so với ngày thường. Với những khách có giọng lạ, khác vùng, các nhà hàng càng “chém đẹp”.

Theo ông Lê Viết Hoàng, Giám đốc Bến xe Trung tâm Đà Nẵng, hầu hết các nhà xe đều tăng mức giá 20%-30%. Tuy nhiên, theo phản ánh của một số hành khách, nhiều nhà xe chạy tuyến như Kon Tum - Đà Nẵng, Hà Tĩnh - Đà Nẵng và Quảng Bình - Đà Nẵng… đã tự ý nâng mức giá cao gấp nhiều lần so với quy định. Hành khách Nguyễn Văn Nam bức xúc: “Ngày thường, đi từ Hà Tĩnh vào TP Đà Nẵng chỉ mất khoảng 180.000-200.000 đồng/người, nay tăng đến 320.000 đồng/người. Trong khi nhà xe nhồi nhét khách, không đủ chỗ ngồi, khách phải đứng”.

Ở TP Vũng Tàu, một vài hãng xe đã tăng giá vé cho chiều từ vũng tàu về TP.HCM trong hai ngày 30-4 và 1-5. Cụ thể, hãng xe Thiên Phú tăng từ 85.000 lên 110.000 đồng, hãng xe Hoa Mai tăng từ 85.000 lên 120.000 đồng.

H.GIANG - L.PHI - T.TÀI - K.LY

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm