Kiến nghị buộc thôi việc hơn 30 nhân viên y tế xài bằng giả

Cùng ngày, ông Nguyễn Văn Cang, Giám đốc Sở Y tế Bình Định, cho biết Trung tâm Y tế huyện Tuy Phước (Bình Định) đã ra quyết định đình chỉ công tác đối với ba nhân viên y tế thuộc trung tâm này để làm giải trình, tiến hành các thủ tục buộc thôi việc.

Cũng theo ông Lê Văn Minh, liên quan đến vụ việc trên, Viện KSND tỉnh Bình Định đã ra cáo trạng truy tố Phạm Thị Xuân Mai (44 tuổi, nhân viên y tế Trường tiểu học số 2 xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước), Trình Thị Ngọc Hậu (38 tuổi, nhân viên y tế Trường THCS Phước Hiệp) cùng tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức. 

Theo hồ sơ, năm 2006 Phạm Thị Xuân Mai, Trình Thị Ngọc Hậu mua hai bằng tốt nghiệp THPT giả với giá 5,5 triệu của một đường dây mua bán bằng giả từ TP.HCM về Bình Định để sử dụng cho mình. Đến năm 2008, khi ngành GD-ĐT Bình Định xét tuyển nhân viên y tế học đường, Mai trực tiếp liên lạc với một người chuyên làm bằng giả ở TP.HCM rồi mua sáu bằng trung cấp điều dưỡng giả với giá gần 60 triệu đồng. Mai và Hậu sử dụng mỗi người một bằng, còn lại giao cho bốn người khác. Sau đó, những người này sử dụng bằng giả đưa vào hồ sơ dự tuyển và được tuyển dụng làm nhân viên y tế tại các trường học. Thấy mua bằng giả dễ dàng và không bị phát hiện, Mai, Hậu tiếp tục mua hàng chục bằng giả từ TP.HCM đưa về Bình Định bán lại để kiếm lãi. 

Theo kết luận của Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Bình Định, từ năm 2006 đến 2010, Mai và Hậu đã mua 32 bằng giả, trong đó có 27 bằng trung cấp điều dưỡng làm giả của Trường Đại học Y- Dược TP.HCM, còn lại là bằng tốt nghiệp THPT làm giả của Sở GD-ĐT TP.HCM với tổng số tiền 330 triệu đồng. Trong đó, Mai trực tiếp nhận của người khác mua 17 bằng giả, hưởng chênh lệch gần 18 triệu đồng; Hậu nhận mua 15 bằng, hưởng chênh lệch 20 triệu đồng. 

Ngoài hai bị can trên, trong vụ án này còn có một số người liên quan nhưng tính chất, mức độ hành vi, hậu quả gây ra chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự nên Viện KSND Bình Định kiến nghị xử lý hành chính. Ông Lê Văn Minh cho biết thêm, ngoài vụ án trên, Cơ quan An ninh điều tra Công an Bình Định đã tách đối tượng làm bằng giả tại TP.HCM thành một vụ án riêng và hiện đang tiếp tục điều tra.

Theo nguồn tin riêng của Pháp Luật TP.HCM, trong số hơn 30 người đang sử dụng bằng giả mua từ đường dây của Mai và Hậu, phần lớn hiện là nhân viên y tế các trường học trên địa bàn huyện Tuy Phước, còn lại là nhân viên các trạm y tế xã. Ngoài ba nhân viên y tế thuộc Trung tâm Y tế huyện Tuy Phước đã bị đình chỉ công tác, hầu hết các nhân viên y tế học đường đều đang công tác bình thường. Chiều 18-8, PV đã liên lạc ông Trần Hữu Tường, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Tuy Phước để trao đổi xung quanh sự việc trên nhưng ông Tường nói đang bận họp.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm