Kiểm toán kiến nghị xử lý gần 354 ngàn tỉ đồng

Chiều 11-1, tiếp tục phiên họp thứ 52, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo báo cáo công tác nhiệm kỳ 2016-2021 của Kiểm toán Nhà nước (KTNN).

Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc và Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Đức Hải. Ảnh: QH

Qua kiểm toán, chuyển 20 vụ việc sang điều tra

Báo cáo trước Thường vụ Quốc hội, Tổng KTNN Hồ Đức Phớc cho hay trong nhiệm kỳ, KTNN đã thực hiện kế hoạch kiểm toán “với nhiều kết quả nổi bật”, góp phần quan trọng hoàn thiện cơ chế, chính sách; phòng ngừa, ngăn chặn tham nhũng, lãng phí và siết chặt kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu lực quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.

Đáng chú ý, KTNN đã kiến nghị xử lý tài chính gần 354 ngàn tỉ đồng; chuyển 20 vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan cảnh sát điều tra để điều tra làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật, hai vụ việc đã báo cáo Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an điều tra, xử lý.

KTNN cũng cung cấp gần 500 hồ sơ, báo cáo kiểm toán và các tài liệu liên quan cho cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, cơ quan điều tra và các cơ quan nhà nước khác có thẩm quyền. Đồng thời kiến nghị sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ gần 790 văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý sai quy định hoặc không phù hợp với quy định chung của Nhà nước và thực tiễn, góp phần làm lành mạnh nền tài chính quốc gia.

Về kết quả thực hiện kiến nghị kiểm toán, trong nhiệm kỳ, số kiến nghị về xử lý tài chính của KTNN đã được các đơn vị thực hiện là gần 238 ngàn tỉ đồng, đạt 73,6% tổng số kiến nghị. Có 136/786 văn bản đã được Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương thực hiện hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung theo kiến nghị của KTNN.

Công khai, tiếp cận kết quả kiểm toán còn chưa thuận lợi

Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Đức Hải đánh giá tỉ lệ thực hiện kiến nghị về xử lý tài chính sau kiểm toán mặc dù có tăng song vẫn còn nhiều kiến nghị chưa được thực hiện. Số lượng các kiến nghị liên quan đến hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung văn bản được thực hiện chưa nhiều, thấp hơn so với nhiệm kỳ trước.

 

“Vốn đầu tư công”: Khái niệm đã rõ, không nên hiểu khác

Cũng trong chiều 11-1, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe Chính phủ báo cáo việc áp dụng khoản 22 Điều 4 Luật Đầu tư công 2019.

Trình bày tờ trình, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho hay khoản 22 Điều 4 Luật Đầu tư công quy định mới về định nghĩa “vốn đầu tư công”. Cụ thể, “vốn đầu tư công quy định tại luật này bao gồm: Vốn ngân sách nhà nước; vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư theo quy định của pháp luật”.

Theo ông Dũng, do quá trình triển khai thực hiện còn có cách hiểu khác nhau, Chính phủ đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, ban hành nghị quyết để giải thích về điều khoản nói trên.

Tuy nhiên, trình bày ý kiến của cơ quan thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Đức Hải cho rằng quy định về nội dung trên theo các luật hiện hành là rõ ràng. Các cơ quan của Chính phủ không nên có cách hiểu khác nhau về quy định trên mà vướng mắc là do hướng dẫn về trình tự, thủ tục đầu tư với các dự án sử dụng “vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài cho doanh nghiệp vay lại 100%” chưa cụ thể.

Từ nhận định trên, ông Hải cho rằng không cần thiết phải ban hành nghị quyết giải thích lại khoản 22 Điều 4 Luật Đầu tư công.

Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển thể hiện sự đồng tình với kiến nghị của cơ quan thẩm tra. Ông Hiển đề nghị Chính phủ cần rà soát lại các văn bản liên quan đến quản lý nợ công và đầu tư công để tổ chức thực hiện cho tốt.

“KTNN cần báo cáo rõ hơn các khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân khách quan, chủ quan dẫn đến tỉ lệ thực hiện các kết luận, kiến nghị của KTNN chưa cao; đề xuất giải pháp cụ thể để xử lý triệt để” - ông Hải nói và cho rằng trường hợp cần thiết cần tổng hợp danh sách các đơn vị không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, kịp thời kiến nghị kiểm toán, đề xuất phương án xử lý để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội.

Cũng theo ông Hải, việc công khai báo cáo kiểm toán cơ bản đã được thực hiện theo quy định, tuy nhiên hiệu quả, tính lan tỏa vẫn còn hạn chế. Việc tiếp cận, khai thác thông tin, kết quả kiểm toán còn chưa thực sự thuận lợi, dễ dàng đối với các đối tượng theo quy định.

“KTNN cần đa dạng các hình thức công khai theo quy định của Luật KTNN, nhất là công khai kết quả kiểm toán các cuộc kiểm toán và công khai kết quả kiểm toán trên trang thông tin điện tử của KTNN” - ông Hải nói thêm.

Cơ quan thẩm tra cũng đề nghị cần sớm ban hành các văn bản quy định chi tiết Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật KTNN, đặc biệt là quy trình kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng, quy định để xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động kiểm toán…

Ngoài ra, việc phối hợp để xử lý chồng chéo trong kiểm toán, thanh tra, kiểm tra đã có nhiều tiến bộ. Tuy nhiên, vẫn cần tăng cường các giải pháp để xử lý triệt để chồng chéo giữa KTNN và thanh tra chuyên ngành, thanh tra các địa phương…•

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm