THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC:

Không sử dụng mệnh lệnh hành chính để kiểm soát giá

Yêu cầu các bộ, ngành, địa phương dự báo sát tình hình, đánh giá đúng tác động của điều chỉnh giá, làm tốt công tác thông tin tuyên truyền để tránh biến động giá do yếu tố tâm lý.

Phải có các kịch bản điều hành giá, nhất là đối với các mặt hàng thiết yếu để kiểm soát lạm phát theo mục tiêu mà Quốc hội đã thông qua.

Tiếp tục thực hiện Nghị định 83/2014/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu với tinh thần bám sát giá thị trường thế giới, kiểm soát chặt chẽ chi phí, sử dụng hiệu quả quỹ bình ổn giá.

Không tăng giá bán lẻ điện trong năm 2016, không thành lập quỹ bình ổn giá điện và không tăng phí BOT giao thông.

(Theo Đại Đoàn Kết)

Cựu Bộ trưởng Trương Đình Tuyển: Việt Nam rất quan trọng với Mỹ

Để thấy rõ vì sao Việt Nam được Mỹ rất coi trọng trong TPP, ta cần nhìn thấy mục tiêu của Mỹ có một số điểm quan trọng sau: Thứ nhất, mục tiêu trước mắt và thường xuyên của Mỹ là tăng xuất khẩu hàng hóa dịch vụ, tạo việc làm và thúc đẩy tăng trưởng. Thứ hai, mục tiêu chiến lược là tạo động lực hình thành khu vực mậu dịch tự do APEC và hiệp định bao trùm 21 nền kinh tế thành viên APEC thành công thì, cùng với TPP, làm sống lại vòng đàm phán Doha. Bên cạnh đó, TPP sẽ là cơ sở “địa kinh tế” mà không chỉ là địa kinh tế cho chiến lược “xoay trục” của Mỹ sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Với những mục tiêu đó, Mỹ đặt Việt Nam ở một vị trí quan trọng trong hiệp định này vì: Về kinh tế, với dân số đông và trẻ (Việt Nam với hơn 90 triệu dân, đứng thứ tư trong TPP) nên trong tương lai Việt Nam sẽ là nước đem lại giá trị gia tăng lớn cho Mỹ, sau Nhật Bản. Về chiến lược: Việt Nam là nước có trình độ phát triển thấp nhất, lại đang trong quá trình chuyển đổi mà vẫn tham gia được một hiệp định toàn diện, chất lượng cao sẽ là một hình mẫu để Mỹ thúc đẩy các nước khác trên vành đai Thái Bình Dương tham gia đàm phán khu vực mậu dịch tự do APEC. (Theo Viettimes)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm