‘Không nhất thiết phải sửa Điều 60 Luật BHXH’

‘Không nhất thiết phải sửa Điều 60 Luật BHXH’ ảnh 1
Ảnh: tienphong

Sáng 27-5, thảo luận về Điều 60 Luật BHXH, các ĐBQH đều cho rằng, Điều 60 của Luật BHXH là nhân văn và vì quyền lợi người lao động nhưng cũng cần xem xét lại để người lao động được quyền lựa chọn.
ĐB Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) cho rằng bà hoàn toàn hiểu được sự bức xúc của người lao động về Điều 60, Luật BHXH. “Chúng ta biết Luật BHXH chưa chính thức thi hành, Điều 60 gặp phải phản ứng của người lao động thì chúng ta cứ thực hiện theo điểm c, khoản 1, Điều 55 luật cũ, vẫn thực hiện bình thường cho đến cuối năm".
“Tôi ủng hộ Chính phủ đưa ra bàn về Điều 60 và tôn trọng quyền lựa chọn của người lao động. Nhưng không nhất thiết phải sửa Điều 60 mà QH có thể ra nghị quyết về điều này”- ĐB Thúy nêu phương án.
ĐB Lê Thị Yến (đoàn Phú Thọ) tán thành ý kiến: Trước mắt cho người lao động sau một năm nghỉ việc nếu không tiếp tục làm việc thì được hưởng BHXH một lần hoặc bảo lưu tiếp tục đóng BHXH để được hưởng lương hưu.
ĐB Nguyễn Văn Sơn (Hà Tĩnh), cũng đề nghị : “QH cần có một nghị quyết trong kỳ họp này về tạm dừng điều 60 và kéo dài khoản 2, điểm 1, Điều 55 của luật cũ để bảo đảm an sinh xã hội”.

‘Không nhất thiết phải sửa Điều 60 Luật BHXH’ ảnh 2
ĐB Trương Trọng Nghĩa phát biểu về điều 60. LÊ PHI

ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) nhấn mạnh, Điều 60 là đúng nhưng không đủ vì chưa quan tâm lợi ích của cộng đồng người lao động khác nhau. “Điều 60 bị phản ứng là vì tước bỏ quyền lựa chọn của người lao động. Khi cho người ta chọn thì người ta có quyền nhưng chưa chắc người ta đã chọn. Vì vậy đề nghị cần quan tâm quyền lợi của nhân dân cho dù người đó là cộng đồng thiểu số […] Tôi cho rằng với cách nhìn nhận bỏ qua quyền lợi của những người thiểu số trong xây dựng luật là không nên. Sửa Điều 60 hay ra nghị quyết, thì theo tôi trước tiên là phải bảo đảm quyền lợi cho mọi người lao động”, ĐB Trương Trọng Nghĩa phân tích.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm