Khởi nghiệp cho người dân Dự án sân bay Long Thành

Tham dự tọa đàm có bà Nguyễn Hòa Hiệp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, ông Ngô Thế Ân, Chủ tịch UBND huyện Long Thành cùng hơn 400 người dân địa phương, trong đó phần lớn là những người dân nằm trong ở khu vực sẽ bị thu hồi đất để triển khai Dự án sân bay Long Thành.

Phát biểu tại buổi tọa đàm, ông Ngô Thế Ân cho biết Long Thành là một huyện có diện tích 431,01 km² với quy mô dân số trên 220.000 người, nằm ở phía nam tỉnh Đồng Nai và có một vị trí địa lý thuận lợi trong khu vực vùng kinh tế trong điểm Đông Nam Bộ. 

Trong tương lai, việc hoàn thành Cảng hàng không quốc tế Long Thành với diện tích 5.000 hecta và công suất 80-100 triệu lượt hành khách/năm sẽ càng tạo nhiều cơ hội cho việc thu hút đầu tư trực tiếp và phát triển kinh tế-xã hội.

Ông Ngô Thế Ân, Chủ tịch UBND huyện Long Thành phát biểu tại buổi tọa đàm. Ảnh: TIẾN DŨNG

Cũng theo ông Ân, Long Thành là một địa bàn trọng điểm cho việc phân bố các khu công nghiệp của tỉnh Đồng Nai đồng thời là trục lộ giao thông chính của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, giá trị sản xuất công nghiệp của huyện Long Thành luôn chiếm một tỷ trọng cao. Khi Cụm sân bay quốc tế Long Thành đi vào hoạt động các dịch vụ như bất động sản, tài chính, ngân hàng sẽ có tiềm năng phát triền rất mạnh.

Chuyên gia hướng dẫn khởi nghiệp cho người dân. Ảnh: TIẾN DŨNG

“Tất cả những đặc trưng nêu trên làm cho Long Thành có một cơ hội cũng như nhiểu thách thức trong việc phát triển kinh tế và thúc đẩy khởi nghiệp. Vấn đề đặt ra ở đây chính là làm thế nào để định hướng hệ sinh thái khởi nghiệp thích hợp cho huyện Long Thành, đặc biệt trong bối cảnh tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thừ 4”, ông Ngô Thế Ân nói.

 Bà Nguyễn Hòa Hiệp, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai phát biểu tại buổi tọa đàm. Ảnh: TIẾN DŨNG

Bà Nguyễn Hòa Hiệp, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai cho biết khi dự án Sân bay Long Thành được thực hiện sẽ có khoảng 5000 gia đình với khoảng 15.000 nhân khẩu bị ảnh hưởng.

Do vậy, để người dân sớm ổn định cuộc sống và xây dựng kinh tết khi di dời đi nơi khác nhường đất để xây dựng sân bay Long Thành, UBND tỉnh Đồng Nai đã chỉ đạo các cơ quan chức năng triển khai nhiều biện pháp để hỗ trợ cho người dân. "Chương trình tọa đàm khởi nghiệp cho người dân là một trong những biện pháp đó"- bà Nguyễn Hòa Hiệp nói.

Tham dự buổi tọa đàm, anh Nguyễn Trung Tính, một người dân ở xã Bình Sơn cho biết, người dân nằm trong dự án bay Long Thành đa số làm nông nghiệp, do vậy khi không đất bị thu hồi để thực hiện dự án thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người dân. “Việc chính quyền tổ chức những buổi tọa đàm khởi nghiệp như thế này sẽ rất giúp ích cho người dân, bởi qua những buổi tọa đàm này người dân sẽ có thêm kiến thức, kinh nghiệm để xây dựng cuộc sống của mình tốt hơn khi di dời để phục vụ việc xây dựng sân bay”, anh Tính nói.

Chương trình “Phát triển khởi nghiệp tại huyện Long Thành giai đoạn 2017-2020” hướng đến viêc trả lởi các câu hỏi như Những yếu tố nào trong hệ sinh thái khởi nghiệp sẽ tác động đến sự phát triển của hoạt động khởi nghiệp kinh doanh trên địa bàn khu vực?; Thực trạng hình thành và phát triển của những yếu tố trong hệ sinh thái khởi nghiệp tại huyện Long Thành trong thời gian vừa qua?; Định hướng hệ sinh thái khởi nghiêp của Huyện Long Thành là Công nghiệp công nghệ cao? Nông nghiệp công nghệ cao? Dịch vụ công nghệ cao? Hay kết hợp các định hướng nêu trên?; Làm thế nào để hoàn thiện và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp của Tỉnh Đồng Nai?; Các mục tiêu và giải pháp cụ thể để đạt mục tiêu phát triển khởi nghiệp của địa phương?; Những chính sách nào cần được ưu tiên thực hiện để phát triển khởi nghiệp?. 

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm