Khai mạc đại hội đảng bộ Hậu Giang nhiệm kỳ 2015-2020

Khai mạc đại hội đảng bộ Hậu Giang nhiệm kỳ 2015-2020 ảnh 1
 Quang cảnh phiên khai mạc Đại hội Đảng bộ tỉnh Hậu Giang sáng 15-10.
Ảnh: GIA TUỆ

Sáng 15-10, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hậu Giang lần thứ XIII nhiệm kỳ 2015-2020 chính thức khai mạc với 320 đại biểu đại diện cho hơn 30.000 đảng viên trong toàn tỉnh tham dự. Ông Đinh Thế Huynh - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương dự và chỉ đạo đại hội.

Ông Đinh Thế Huynh nhấn mạnh một số vấn đề và đề nghị đại hội tập trung thảo luận, làm rõ như cần phải tập trung cho sản xuất nông nghiệp với quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, chất lượng tốt, gắn với công nghiệp chế biến để đủ sức cạnh tranh trên thị trường, nhằm không ngừng nâng cao giá trị sản xuất. Coi trọng phát triển các ngành nghề truyền thống ở nông thôn; tích cực huy động, khai thác các nguồn lực để từng bước đáp ứng yêu cầu đầu tư phát triển, trong đó cải thiện môi trường đầu tư, tạo sự hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước...

 Ông Đinh Thế Huynh - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu chỉ đạo tại đại hội. Ảnh: GIA TUỆ

Trình bày báo cáo chính trị của BCH Đảng bộ tỉnh khóa XII, Bí thư Tỉnh ủy Trần Công Chánh nhấn mạnh năm năm qua Đảng bộ và nhân dân Hậu Giang đã nỗ lực phấn đấu hoàn thành 20/20 chỉ tiêu kinh tế-xã hội của nhiệm kỳ 2010-2015, kinh tế tăng trưởng đạt bình quân 13,5%, đạt cao nhất từ trước đến nay.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa; tỉ trọng công nghiệp, thương mại, dịch vụ tăng. Đời sống nhân dân không ngừng tăng lên, đến năm 2015 đạt 36,5 triệu đồng (gấp 2,3 lần năm 2010).

Toàn tỉnh huy động các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng đô thị, nông thôn trên 61.560 tỉ đồng. Các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao du lịch được lồng ghép đầu tư gắn với xã hội hóa qua đó tất cả các xã hoàn thành việc xây dựng trường mầm non, mẫu giáo…

Nhiệm kỳ 2015-2020, Đảng bộ Hậu Giang đề ra 18 chỉ tiêu chủ yếu, 12 nhiệm vụ giải pháp và ba nhiệm vụ đột phá, trong đó tập trung phát triển nông nghiệp toàn diện gắn với xây dựng nông thôn mới; tiếp tục đầu tư cho hạ tầng giao thông, thủy lợi; tập trung quy hoạch đào tạo nguồn nhân lực trong đó chú ý đến nguồn nhân lực y tế, nông nghiệp; đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, thu hút, khai thác có hiệu quả các khu, cụm công nghiệp và trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm