Hoàng Sa - Trường Sa, sợi dây gắn kết dân tộc

Trao đổi vớiPháp Luật TP.HCM,ông Đặng Công Ngữ - Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa, nói: “Người dân Việt Nam không phân biệt giai đoạn lịch sử, không phân biệt chính kiến đã đổ máu để bảo vệ Tổ quốc thì đều được ghi nhận và đáng tôn vinh.

. Phóng viên: Theo ông, có phải vấn đề toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, nhất là cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc, chính là sợi dây gắn kết toàn thể người Việt Nam, vượt qua mọi rào cản để đứng cùng nhau lúc này không?

+ Ông Đặng Công Ngữ: Vấn đề hòa hợp và hòa giải dân tộc là chính sách đã được triển khai, thực hiện từ lâu nay. Tôi nghĩ, hễ là người dân Việt Nam thì ai cũng có lòng vị tha. Mình nên hướng về phía trước để cùng thực hiện mục tiêu xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh. Trong chiến tranh, nhiều quốc gia coi nhau như kẻ thù nhưng giờ họ cũng đã ngồi lại với nhau để bàn chuyện hợp tác, cùng phát triển. Vậy tại sao chúng ta là người cùng nòi giống lại không thể bắt tay, cùng vượt qua rào cản của quá khứ? Ông cha ta có câu: “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách” với ý nghĩa khi quyền lợi quốc gia bị xâm phạm thì mọi người dân đều có trách nhiệm bảo vệ. Nay đất nước đã thống nhất nhưng Hoàng Sa và một phần của Trường Sa vẫn chưa về lại với Tổ quốc. Lãnh thổ vẫn chưa trọn vẹn và tất cả chúng ta có trách nhiệm tiếp tục đấu tranh để đòi lại biển, đảo cho quê hương, Tổ quốc. Chính cuộc đấu tranh ấy đã tạo nên sự đoàn kết dân tộc cao nhất.

. Xin cảm ơn ông.

TẤN TÀI thực hiện

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm