Hàng loạt gói tài chính, chính sách hỗ trợ

Trước hết là gói hỗ trợ  tín dụng khoảng 250.000 tỉ đồng, chủ trì, phối hợp với Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan khẩn trương đề xuất chính sách tín dụng phù hợp để tháo gỡ khó khăn cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Bộ Tài chính trình Chính phủ ban hành nghị định về gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất; rà soát, đề xuất cấp có thẩm quyền các giải pháp về thuế và chi ngân sách nhà nước, trước hết là gói hỗ trợ khoảng 30.000 tỉ đồng để góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, ứng phó với dịch…

Theo Quyết định số 418/2020 của NHNN, lãi suất tái cấp vốn từ 6%/năm giảm xuống 5%/năm; lãi suất tái chiết khấu từ 4%/năm xuống 3,5%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với các ngân hàng từ 7%/năm xuống 6%/năm. Lãi suất chào mua giấy tờ có giá qua nghiệp vụ thị trường mở từ 4%/năm xuống 3,5%/năm.

Lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô đối với các nhu cầu vốn này giảm từ 7,0%/năm xuống 6,5%/năm.

Theo Bộ Tài chính, sáu loại phí dịch vụ chứng khoán sẽ được miễn hoàn toàn, bao gồm: đăng ký niêm yết; đăng ký chứng khoán; dịch vụ kết nối trực tuyến lần đầu; vay, cho vay chứng khoán qua hệ thống VSD; đăng ký thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh; đăng ký thành viên bù trừ.

Nhà nước sẽ hỗ trợ doanh nghiệp (DN) trả tiền lương cho người lao động trong trường hợp người lao động ngừng việc tạm thời. Mục tiêu là để giữ chân người lao động, tạo điều kiện để DN ổn định.

Bên cạnh đó, Bộ LĐ-TB&XH đề xuất Nhà nước cho DN vay tiền để trả lương, bảo hiểm, chi trợ cấp cho người lao động trong trường hợp người lao động phải thôi việc, mất việc. “Tức là Nhà nước hỗ trợ cho DN vay tiền nhưng không tính lãi…” - Bộ trưởng Đào Ngọc Dung giải thích.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm