Đừng biến hội thành cơ quan quản lý nhà nước

“Tôi đi Nga, tới một tổ chức dạng như MTTQ của mình, họ bảo cũng phải tự chủ tài chính, nhà nước chỉ hỗ trợ cho trụ sở. Đây mới đúng là tổ chức hội… Nếu Luật hội không quy định chặt sẽ còn phình biên chế và kinh phí nữa” - ông Sơn lo ngại.

Trong khi đó, ĐB Nguyễn Văn Rinh (Hải Dương) lại cho rằng dự thảo có quá nhiều quy định mang nặng tính quản lý, nhiều thủ tục hành chính rườm rà. “Điều lệ hoạt động của hội không phải do chủ tịch hội ký mà do thứ trưởng Bộ Nội vụ ký thì có đúng không?” - ông Rinh đặt câu hỏi. Cũng theo ông Rinh, các hội hiện nay chủ yếu là tự chủ về ngân sách, hoạt động tuân theo điều lệ, vì vậy không nên quy định tổ chức bộ máy về hội.


ĐB Lê Đình Khanh (Hải Dương) cho rằng: Nhiều quy định trong luật “nhúng quá sâu” vào hoạt động của hội. Ảnh: QH

ĐB Lê Đình Khanh (Hải Dương) cho rằng nhiều quy định trong luật “nhúng quá sâu” vào hoạt động của hội. Chẳng hạn yêu cầu hội báo cáo sở tài chính về tình hình tài chính, rồi báo cáo chính quyền địa phương... “Ở một tỉnh có bao nhiêu hội, hội nào cũng gửi báo cáo cho chủ tịch tỉnh thì chủ tịch tỉnh làm gì có thời gian đọc” - ĐB Khanh nói và cho rằng  quản quá sâu là không nên.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Lê Như Tiến cũng đề nghị chính sách về hội đừng biến hội thành các cơ quan hành chính nhà nước thứ hai.  “Nhiều cán bộ sau khi làm lãnh đạo bộ lại về làm lãnh đạo hội. Các hội chính trị, xã hội đã đành nhưng các hội nghề nghiệp cũng dùng ngân sách, có trụ sở, ô tô riêng, bộ máy… Nhà nước bảo đảm hết thì không được. Hội rất tốt, là một tổ chức giám sát, giúp xã hội nhưng đừng biến hội thành cơ quan nhà nước. Hội phải hướng về lợi ích của hội viên và tự chi tiêu, quyết định chứ không dùng ngân sách nhà nước như hiện nay” - ông Tiến nêu rõ quan điểm.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm