"Dự thảo Luật quản lý nợ công vẫn như cũ, thụt lùi"

Bàn về dự luật, theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài Chính - Ngân Sách (UBTCNS) Nguyễn Đức Hải thì riêng nội dung về cơ quan đầu mối, dự luật chưa quán triệt tinh thần gắn trách nhiệm quyết định chi ngân sách, vay nợ công với trách nhiệm quản lý ngân sách nhà nước và trả nợ công theo tinh thần Nghị quyết số 07-NQ/TW của Bộ Chính trị (nghị quyết về Chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững). Cụ thể dự luật quy định Chính phủ thống nhất quản lý nợ công, các bộ và cơ quan ngang bộ thực hiện quản lý nợ công theo phân công của Chính phủ.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân

Cho ý kiến về nội dung này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng quan điểm của Chỉnh phủ vẫn“giữ nguyên, như cũ, không thay đổi gì. “Trước đây bị phê bình là luật khung, luật ống, không cụ thể nên khó thực hiện. Sau này rút kinh nghiệm, phải quy định ai làm gì, chịu trách nhiệm thế nào. Nay đọc dự thảo này, tôi thấy Bộ trưởng Bộ Tài chính không tiếp thu gì. Nội dung vẫn như cũ, thậm chí còn thụt lùi. Tôi thống nhất ý kiến của đa số UBTCNS. Tôi không đồng ý bản giải trình của Chính phủ”- Chủ tịch Quốc hội nói.

Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng-An Ninh Võ Trọng Việt thì cho rằng thu gọn đầu mối quản lý nợ công là vấn đề lớn, không chỉ tác động về cơ chế, bộ máy mà còn tác động đến tâm tư tình cảm của cán bộ nên cần thận trọng.

“Tại sao đến nay Chính phủ vẫn chỉ giữ 1 phương án, trong khi từ trước đến nay đối với vấn đề khó Chính phủ luôn trình hai phương án. Tôi thấy cần phải đánh giá tính ưu nhược của việc nhập lại một đầu mối, hay giữ nguyên như hiện nay. Tổ chức mới là cấp gì, biên chế thế nào, có hơn hiện nay không, hiệu quả thế nào…?” – ông Việt nói và đề nghị Chính phủ nên đưa hai phương án, báo cáo Bộ Chính trị quyết.

Chủ nhiệm UBQPAN Võ Trọng Việt

Phản hồi ý kiến của ông Việt, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho hay hạn chế của Luật này là có thêm điều 11, 12, giao Bộ KHĐT đi làm ODA, giao NHNN đi đàm phán với các tổ chức tài chính khác.

“Bộ Chính trị đã giao nhiệm vụ một việc không để nhiều bộ làm. Có nghĩa là không thành lập cơ quan mới, tổ chức mới. Hai, ba chỗ đi vay, một chỗ chia tiền, một chỗ đi trả nợ. Bất hợp lý là ở đây, chúng ta cần sửa chỗ này, chứ không phải là lập cơ quan mới” – Chủ tịch Quốc hội nói. 

Bà nhấn mạnh: “Vừa qua, nợ công không cân đối được là do chúng ta cứ cắt khúc về quản lý nợ công, không có đầu mối quản lý. Cứ tới hạn, đụng trần, lại phải đảo nợ, đi vay để trả nợ”.  

Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc

Chung quan điểm, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho rằng hiên ba cơ quan cùng giải quyết vấn đề nợ công nên rất vướng rất khó. Ông lấy ví dụ: “Vụ Vinashin, một cơ quan đi vay về, cơ quan khác cho Vinashin vay lại, nhưng khi Vinashin không trả được nợ thì cơ quan tài chính lại phải lo đi trả nợ. Thành ra một việc giao ba người, không hiệu quả, làm sao gọi là cải cách hành chính. Thu gọn một đầu mối quản lý nợ công có thể động chạm, có thể các cơ quan không vui vẻ, nhưng đây không phải là việc của anh, của tôi, mà phải vì của chung, vì lợi ích chung”.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Bị can Lê Viết Chữ

Nguyên Bí thư tỉnh ủy Quảng Ngãi Lê Viết Chữ bị bắt

(PLO)- Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an xác định: Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nguyên Bí thư tỉnh ủy Quảng Ngãi Lê Viết Chữ đã nhận tiền của Nguyễn Văn Hậu để tạo điều kiện giúp Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn trúng thầu.