'Đối phó' với con trẻ nghịch ngợm

Con trẻ luôn luôn nghịch ngợm nhưng nếu thái quá có thể chọc giận quý phụ huynh, dẫn đến căng thẳng cho cả hai bên.

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có một số tuyệt chiêu “đối phó” với lũ trẻ, giữ bình yên cho cả nhà.

Đặt giới hạn

Hiểu mong muốn của trẻ và thỏa mãn trong chừng mực. Càng được nuông chiều, trẻ lại càng cảm thấy yếu đuối và bất an.

Một điều kỳ lạ là khi luôn được như ý bọn trẻ lại không cảm thấy được sự bảo vệ của cha mẹ và dần dần trở nên nhút nhát. Quá tự do, không có giới hạn khi còn quá nhỏ sẽ không có lợi cho trẻ.

Một ít sự độc lập cho trẻ

Bản chất của điều này là bạn nghĩ rằng trẻ còn quá nhỏ để hiểu được đâu là đúng đâu là sai và bạn quyết định mọi thứ thay chúng. Từ chuyện ăn mặc, đi đứng, bạn bè…

Nếu cuộc sống của trẻ bị chi phối hoàn toàn thì sẽ khiến chúng trở nên chống đối và phá phách càng nhiều hơn. Hãy cho trẻ một chút độc lập nhất định.

Hãy bình tĩnh

Ai cũng có lúc giận quá mất khôn. Thế nhưng mọi hành xử của chúng ta đều sẽ in vào đầu bọn trẻ, chỉ một sơ sẩy có thể tạo nên nỗi hoảng sợ khó quên.

Điều tối kỵ là sau khi bạn nổi cơn sấm chớp lên rồi ngay sau đó hối hận, lại quay qua cưng chiều con để bù đắp. Điều này khiến chúng bối rối, không biết làm thế nào mới là đúng. Nếu lúc nào bạn cũng bực dọc, gắt gỏng, con trẻ cũng sẽ như vậy.

Đúng giờ giấc

Bạn có thể tự chủ động được lịch trình của mình nhưng trẻ em thì không như vậy. Chúng gần như không có khái niệm thời gian, đó là lý do chúng có thể ngồi hàng giờ trước tivi. Do đó, việc gò trẻ vào một thời gian biểu nghiêm túc là nhiệm vụ của người lớn. Nếu sinh hoạt không theo giờ giấc, ăn ngủ tùy tiện trẻ sẽ càng dễ quấy khóc.

Hạn chế tivi và máy vi tính

Đứa trẻ nào cũng thích tivi và trò chơi điện tử. Các chương trình giải trí đa dạng trên những phương tiện này sẽ khiến chúng ngồi yên và người lớn có thời gian tự do. Tuy nhiên, xem tivi và chơi game quá nhiều sẽ có những tác động rất xấu đến hệ thần kinh và cảm xúc của trẻ.

Phim hoạt hình, nhất là game thường đều kích thích trẻ, khiến chúng càng trở nên quậy phá.

Chỉ rõ hậu quả

Trước khi phạt trẻ vì lỗi nào đó, người lớn phải chỉ ra hậu quả của việc nghịch ngợm ấy. Nếu chưa được giải thích rõ ràng một vài lần mà đã bị phạt ngay, trẻ sẽ càng khó chịu, không sửa chữa và ngược lại còn chống đối. Hãy nói cho trẻ biết làm đổ nước ra sàn có thể bị ngã, nghịch nước sôi sẽ bị bỏng…

Đừng can thiệp khi trẻ nổi nóng

Trẻ đang khóc liên tục, gào thét và quậy phá, bạn rất mệt mỏi. Khi đó hoặc là bạn xót lòng vì con, hoặc thấy xấu hổ vì không nói được con. Từ đó, hoặc bạn lại quay sang ve vuốt hoặc càng nổi trận lôi đình hơn với trẻ. Dù phản ứng thế nào cũng sẽ càng khiến cho trẻ càng làm tới. Tốt nhất khi chúng phản ứng thái quá, bạn hãy im lặng.

Đứng hét vào mặt trẻ

Khi quá giận dữ, phụ huynh sẽ mất bình tĩnh và bắt đầu quát thét vào mặt trẻ. Dù sau đó có thể vì sợ mà chúng không phá nữa những bạn đã vô tình dạy trẻ một bài học về la mắng, gào thét. Chúng sẽ làm y như vậy khi có dịp.

Hãy chú ý đến trẻ

Phụ huynh thời nay thực sự luôn bận rộn. Bạn có thể đảm bảo trẻ được an toàn, khỏe mạnh và thoải mái nhưng bạn có nghĩ mình đã dành đủ thời gian để vui chơi với con chưa?

Chúng ta thường để trẻ một mình và đôi lúc trẻ phá phách, nghịch ngợm cũng là vì muốn tạo sự chú ý của cha mẹ mà thôi.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm