Độc đáo đường hầm bọc thép chống bom dưới dinh Độc Lập

Hầm dài 72,5 m, rộng 0,8-22,5 m, sâu 0,6-2,5 m được xây dựng vững chắc, khả năng chịu bom đến hai tấn, là nơi ẩn nấp của bộ phận trọng yếu trong chính phủ Việt Nam Cộng hòa. Hầm bọc thép do Trung tá, kỹ sư Phan Văn Điển thiết kế.

Hầm gồm hai khu vực. Khu vực 1 sâu 0,6 m, tường đúc bê tông 0,6 m, sức chịu bom 500 kg.

Đây là trung tâm điều hành, gồm ban tham mưu, đài phát thanh, tổng đài điện thoại, giải mã, truyền tin... Thiết bị do chính phủ Hoa Kỳ viện trợ vào những năm 1960.

Khu vực 2 là hầm trú ẩn, sâu 2,5 m, tường đúc bê tông 1,6 m, sức chịu bom 2.000 kg.

Phòng ngủ và khu vực làm việc của tổng thống nằm ở khu vực 2. Trong trường hợp khẩn cấp, tổng thống xuống đây bằng thang bộ nối từ phòng làm việc ở tầng hai. Ngày 8-4-1975, khi dinh Độc Lập bị ném bom, gia đình Nguyễn Văn Thiệu đã trú ẩn tại đoạn hầm này.

Phòng tổng đài điện thoại dưới tầng hầm.

Đây là các thiết bị trong một phần khu vực thông tin liên lạc. Tại đây có nhiều phòng nhỏ khác, là nơi nhận, chuyển, mã hóa các công điện, thay thế đài phát thanh trên mặt đất khi có chiến sự xảy ra.

Các phòng trong hầm liên kết với nhau bằng những lối đi nhỏ được đúc bằng bê tông, trong ảnh là phòng mật mã.

Phòng đài thu vô tuyến.

Thiết bị trong phòng vô tuyến siêu tần số.

Các máy đánh chữ trong phòng viễn ấn.

Ngày nay một số khu vực vẫn chưa được phép tham quan. Nhiều lối đi được chặn lại và có biển báo cấm vào. Hầm được trang bị thêm đèn, quạt để phục vụ khách tham quan.

Ở phía cuối đường hầm là phòng bếp, nơi phục vụ các tiệc chiêu đãi trọng thể trong dinh Độc Lập như lễ quốc khánh, lễ tuyên thệ nhậm chức, hay chiêu đãi các nguyên thủ quốc gia.

Vào đây du khách còn được dịp chiêm ngưỡng chiếc xe Mercedes 200 W110 được sản xuất tại Đức trong khoảng thập niên 1960. Đây là một trong những chiếc xe được ông Nguyễn Văn Thiệu sử dụng lúc bấy giờ.

Phòng bắn súng bên trong đường hầm.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm