Đạo đức và pháp luật qua phiên xử Lê Văn Luyện

Bị cáo ngồi đó, im lặng, cúi gằm tránh mọi ánh mắt nhìn của những người xung quanh. Bị cáo là Lê Văn Miên - cha của Lê Văn Luyện.

Hai người cha

Khi Luyện thú nhận với cha tội lỗi của mình, bị cáo không những không khuyên con ra đầu thú, ngược lại còn che giấu và giúp con bỏ trốn. Trước sai lầm của người con, người cha mù quáng đã không thể làm khác hơn, để rồi cuối cùng phải đứng trước vành móng ngựa.

Ở phía bên kia, lúc phát biểu ý kiến, người cha Trịnh Văn Tín (cha của nạn nhân Trịnh Thành Ngọc) đã nêu ý muốn tử hình Luyện. Có thể thông cảm cho ông. Người con trai ông đã nuôi nấng nên người, người con dâu và đứa cháu nội chỉ mới 18 tháng tuổi bị giết một cách quá dã man. Đứa cháu còn lại đang tuổi ăn ngủ có nguy cơ bị tàn phế suốt đời. Tất cả những nỗi đau đó làm sao một người cha người mẹ nào không đau đớn.

Tấm lòng cha mẹ bao đời nay vẫn như thế. Luôn dạt dào như sóng biển. Nhưng cuộc đời không phải chỉ có tình cảm cá nhân. Còn có những quy tắc mà đòi hỏi con người sống trong đấy phải tuân theo, đó là pháp luật!

Đạo đức và pháp luật qua phiên xử Lê Văn Luyện ảnh 1

Ông Trịnh Văn Tín (cha của nạn nhân Trịnh Thành Ngọc) căm phẫn chỉ tay vào Luyện đòi xử tử hình. Ảnh: ND

Tình cảm đặt nhầm chỗ

Khi tòa tuyên phạt Luyện 18 năm tù, những người thân của người bị hại phản đối đòi tử hình Luyện.

Không phải chỉ gia đình nạn nhân, những cuộc lấy ý kiến độc giả, suy nghĩ của dư luận khi được đặt câu hỏi về mức án nên xử đối với sát thủ Luyện, đa số mọi người đều muốn mức án tử hình.

Có thể lý giải sự căm phẫn của dư luận bắt nguồn từ hành vi quá dã man của bị cáo. Một gia đình bốn người đang sống yên ấm bỗng chốc có ba người chết, người còn lại bị tàn phế suốt đời. Hơn nữa nạn nhân lại là trẻ thơ. Dư luận yêu cầu tội ác phải bị trừng phạt, công bằng phải được thực thi. Nhưng dù căm phẫn đến đâu đi nữa, bản án của Luyện không thể đi ngược với quy định của pháp luật.

Nhưng tình cảm không thể cao hơn pháp luật. Khi luật quy định người chưa thành niên (chưa đủ 18 tuổi) chỉ bị mức án tối đa là 18 năm. Quy định ấy được dựa trên những yếu tố tâm sinh lý của con người chưa phát triển một cách toàn diện. Tâm lý ấy đang trên đà phát triển nên dễ bộc lộ những suy nghĩ, hành động nông nổi.

Nếu so sánh vụ án Lê Văn Luyện với các tội phạm mang tính băng đảng, có thể thấy mức độ “chuyên nghiệp” ở đây không bằng. Rõ ràng, tội ác này mang tính bột phát của một người chưa phát triển đầy đủ nhận thức.

Sao lại tôn sùng cái ác

Khi Lê Văn Luyện được đưa từ phòng xét xử ra xe bít bùng, giữa những tiếng gào thét đòi Luyện phải đền mạng thì xen vào đó là những tiếng gọi thảm thiết: “Anh Luyện!”, “đại ca Luyện”, “em sẽ chờ anh 18 năm nữa”… của các chàng trai, cô gái trạc tuổi Luyện.

Lúc này Luyện gần như không còn là một kẻ sát nhân dã man nữa mà là một ngôi sao nổi tiếng trong vòng vây người hâm mộ. Giữa những giọt nước mắt của người thân người bị hại thì một bộ phận người trẻ lại dửng dưng trước tội ác man rợ, không những thế lại còn bày tỏ công khai sự hâm mộ của mình với kẻ sát nhân chỉ bởi vì sự “nổi tiếng” của hắn hoặc đơn giản chỉ bởi vì… đẹp trai!

Không phải chỉ lúc này, trước đây trên mạng đã xuất hiện một số hội “phát cuồng vì Lê Văn Luyện”, “đàn em của Lê Văn Luyện”… hoặc những hình ảnh, clip ca nhạc chế vô ý thức để đùa giỡn hoặc khen ngợi Luyện… đẹp trai. Ở đây không chỉ một cá nhân mà là một nhóm. Những hành động như một lời thách thức cộng đồng, thách thức với giá trị tốt đẹp của cả một xã hội, chống lại những chuẩn mực chung về đạo đức.

Giới trẻ ngày nay được tiếp xúc nhiều với thông tin. Nhưng ngược lại họ cũng tiếp xúc với những điều xấu, điều ác. Cái ác, cái xấu ngày càng phát triển mạnh hơn với những thông tin “lộ hàng”, cướp - giết - hiếp trên báo chí. Khi mà việc tốt bị lãng quên, thay vào đó là những thông tin “lộ hàng”... thì những giá trị đạo đức ngày càng đi xuống.

NGUYỄN DÂN - THANH LƯU

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Bị can Lê Viết Chữ

Nguyên Bí thư tỉnh ủy Quảng Ngãi Lê Viết Chữ bị bắt

(PLO)- Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an xác định: Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nguyên Bí thư tỉnh ủy Quảng Ngãi Lê Viết Chữ đã nhận tiền của Nguyễn Văn Hậu để tạo điều kiện giúp Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn trúng thầu.