Đã nghe đã thấy: ‘Áo mặc không qua khỏi đầu’ Nhân dân

Cả hai dự án giống nhau ở chỗ đều đã được chính quyền phê duyệt, đã triển khai, sau đó dân mới hay biết, mới lên tiếng phản biện. Vì vậy khi dự án dừng lại, thiệt hại ít nhiều đã xảy ra.

Chính quyền là của dân, do dân và vì dân. Nói chính quyền là nói chung chứ hành vi đặt bút ký đồng ý hay phê duyệt là từ một cá nhân cụ thể. Cá nhân đứng đầu - nhân danh chính quyền thì cũng từ dân mà ra; “túi khôn” cá nhân cỡ nào cũng không tránh khỏi chuyện “áo mặc không qua khỏi đầu” Nhân dân.

Đúng là không phải chuyện gì cũng hỏi ý dân nhưng những chuyện đại sự, liên quan đến lợi ích của số đông cộng đồng, xã hội thì chính quyền cần phải tham khảo ý dân. Trong hai vụ trên, do trước khi ký dự án và triển khai Nhân dân không biết nên khi chuyện đã xảy ra rồi Nhân dân mới phải phản ứng, phản biện. Trong trường hợp này, bất đắc dĩ Nhân dân mới phải làm “gián nghị đại phu”. Làm “gián nghị” thì đương nhiên phải thẳng thắn, cương trực, không sợ quyền uy. Không sợ nhưng không phải không gặp rủi ro, quy chụp, như ngày xưa Ngụy Trưng bên Tàu từng không ít lần bị Đường Thái Tông trách tội…

Ngày nay, cần phải coi tiếng nói phản biện của Nhân dân là tài sản, là vốn quý của xã hội. Trước khi làm gì, triển khai gì đụng chạm đến quyền lợi của cộng đồng, quốc gia, dân tộc, thiết nghĩ “kênh” đầu tiên cần tham khảo ý kiến là Nhân dân (chứ không phải là doanh nhân, doanh nghiệp). Đừng để Nhân dân phải làm “gián quan” khi mọi chuyện đã rồi. Lúc ấy, hậu quả xảy ra khó mà khắc phục, uy tín của chính quyền cũng ít nhiều bị tổn hại.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm