KTS NGUYỄN TRIÊU DƯƠNG, GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐH VĂN LANG

Cuộc đua nâng đường, nâng nền còn tiếp diễn

Tuy nhiên, giải pháp chỉ là chắp vá, trừ phi đập đi, xây lại nhà mới. Nếu đường trước nhà đủ rộng, nhà to thì có thể xử lý tầng trệt thành... hầm. Còn với những trường hợp khác, buộc phải nâng nền thì phát sinh nhiều phiền toái, tốn kém: phải xử lý lại cầu thang, hệ thống cấp nước, thoát nước. Nhưng như vậy còn đỡ, có trường hợp không thể xử lý thành tầng hầm, không thể nâng nền thì phải tính đến phương án nâng nhà, tức phải xử lý cả hệ thống chịu lực, đà kiềng, có thể chiếm 30%-40% giá trị căn nhà.

Việc xác định cao độ nền nhà so với cao trình của đường, hệ thống thoát nước trước khi xây nhà quả không đơn giản. Nhiều người dân đã biết phòng xa nhưng ngay những người làm trong nghề xây dựng cũng không tránh khỏi sự cố. Điển hình: Nhiều nhà ở đường D2 (quận Bình Thạnh) cũng không thể đoán được tuyến đường này sẽ được nâng lên bao nhiêu và cả chuyện lún của khu vực.

Cao trình của nhà dân được dựa trên một số chuẩn nhưng quan trọng đó có thật sự là chuẩn không, có đảm bảo không thay đổi trong tương lai không. Thực tế đã có sự bất cập về hạ tầng kỹ thuật, địa chất TP bị lún và việc quy hoạch cũng thường xuyên bị điều chỉnh nên dù người dân có thuê tư vấn, tính toán đầy đủ thì cũng khó thể chấm dứt tình trạng nền nhà “đua” theo đường.

Để hạn chế bớt thiệt hại, người dân cần tìm hiểu đầy đủ những thông tin cần thiết khi xây nhà. Mặt khác, các cơ quan quản lý có liên quan cần công khai thông tin để người dân dễ dàng tiếp cận. Đồng thời, khi thực hiện các giải pháp chống ngập các cơ quan chức năng cần làm rõ: Nâng đường có phải là giải pháp duy nhất hay không, có chắc là nâng đường sẽ không còn ngập nữa không. Khi duyệt các dự án nâng đường, cơ quan chức năng cần yêu cầu chủ đầu tư, đơn vị thi công tính toán, mua bảo hiểm để gánh chịu một phần thiệt hại khi nhà người dân bỗng dưng bị lọt thỏm.

MINH PHONG

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm