"Tập đoàn đầu tư đa ngành chưa đến mức nguy hiểm"

Báo cáo lại những thành tựu từ sau kỳ họp thứ hai đến nay, cũng là giải đáp những băn khoăn của ĐB sau phần trả lời của Bộ trưởng Bộ KHĐT về tập đoàn kinh tế, ông Ninh nói, tính đến nay, đã có 104 tập đoàn kinh tế và tổng công ty, trong đó gồm 8 tập đoàn. Hầu hết hoạt động theo hình thức công ty mẹ - con.

Theo báo cáo kinh doanh, năm 2007, 96% tập đoàn kinh doanh có lãi. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đạt 17% (năm 2006 đạt 16%). Giá trị sản lượng hàng hóa chiếm 40%, đóng góp 28,8% tổng thu. Về đầu tư mở rộng, chủ yếu góp vốn công ty trực thuộc và hoạt động đa ngành, với số vốn 164.637 tỷ, tăng 26% so với 2006. Tuy nhiên có nhiều Tổng công ty đầu tư cho các quỹ kinh doanh mạo hiểm.

Về thị trường chứng khoán: TTCK đã giảm 50% so với 2007. Chúng tôi đang cố gắng điều hòa cung cầu, tập trung vào các giải pháp như: quản lý OTC, tăng cường thanh tra, giám sát các công ty đại chúng chưa niêm yết...

Việc làm đường đến trung tâm xã nằm trong chương trình phát hành trái phiếu chính phủ để huy động vốn. Việc này đã thực hiện trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, còn có một số tuyến đường còn lại chưa làm được do nhiều nguyên nhân, Bộ sẽ thực hiện tiếp việc này bằng cách tăng thêm tổng mức đầu tư 10.000 tỷ của năm 2003 lên nhiều hơn. Dự kiến kéo dài đến 2012 đảm bảo nguồn vốn trong 3 năm phải hoàn thành, còn việc làm được hay không phụ thuộc vào từng địa phương cụ thể.

ĐB Nguyễn Đình Xuân - Tây Ninh: Chính phủ có chủ trương giảm thuế nhâp khẩu ô tô theo lộ trình, nhưng trong năm qua tăng nhiều lần thuế nhập khẩu, khiến giá ôtô ở VN cao hơn nước ngòai rất nhiều, ai được hưởng lợi từ chính sách này?

Bộ trưởng Vũ Văn Ninh: Chính phủ có chủ trương từ 2010 đến 2020 VN phải xây dựng được ngành công nghiệp sản xuất ô-tô nên các chính sách của chúng ta nhằm để hạn chế nhập từ bên ngoài, tránh nhập siêu, bảo hộ sản xuất trong nước. Từ đó mà ta đánh thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt cao. Tuy nhiên, theo qui luật của WTO thì thuế lại phải giảm, nên chúng ta sẽ có chính sách phù hợp theo lộ trình. Giá ô-tô ở VN cáo, nhưng phí vận hành ở các nước lại cao hơn, nên để có xe ô-tô lăn bánh được thì các nước vẫn cao hơn VN. Vả lại, ở VN chỉ có 1% dân số sử dụng ô-tô, không phải mặt hàng thiết yếu.

ĐB Nguyễn Đình Xuân: Tôi không đồng ý. Với các doanh nghiệp, các chủ trang trại, phí ô tô là phí đầu vào chứ không phải để đi chơi, du lịch. Đồng ý là phí vận hành ở các nước cao, nhưng đó là phí nhà nước thu được. Còn tiền mua ô-tô ở VN thì phần lớn lại rơi vào túi các doanh nghiệp nhập khầu hay công ty mẹ.

Bộ trưởng Vũ Văn Ninh: Tôi đồng ý với đại biểu. Về lâu dài chúng ta nên điều chỉnh theo hướng giá vừa phải, Bộ Tài chính sẽ có kế hoạch báo cáo với Thủ tướng. Không điều chỉnh xe tải và bán tải, chỉ điều chỉnh xe từ 4-12 chổ ngồi.

ĐB Nguyễn Văn Ba - Khánh Hòa, ĐB Nguyễn Lân Dũng - Đak Lak: Việc các tập đoàn kinh tế đầu tư tràn lan ra bên ngoài khắc phục như thế nào? Việc cổ phần hóa các công ty nhà nước quá chậm. Quản lý tài chính trong lĩnh vực khoa học vừa lỏng lẻo, vừa chặt chẽ, kinh phí cho nghiên cứu khoa học eo hẹp, thủ tục rườm rà khiến nhiều nhà khoa học không còn muốn nghiên cứu nữa... 

 Bộ trưởng Vũ Văn Ninh: Các tập đòan kinh tế hoạt động theo mô hình mẹ - con, kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực. Đến nay, các tập đoàn đầu tư ra bên ngoài có một số là theo chỉ đao của Chính phủ (như Petrolimex đâu tư bên ngoài 14.000 tỷ)...

Với các lĩnh vực nhạy cảm như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản có độ rủi ro khác nhau. Nghị định 199 qui định DNNN đầu tư có mức độ, ngoài ra cần xin phép chủ sở hữu; khống chế đầu tư NH, CK, BĐS, quỹ mạo hiểm...

Chúng ta đang đa dạng hóa các hình thức sở hữu, nên cổ phần hóa là cần thiết để đạt hiệu quả cao nhất. CPH phải gắn với việc đấu giá trên TTCK. Tuy nhiên gần đây thị trường biến động, nên phải giãn tiến độ cổ phần hóa cho phù hợp, vừa đảm bảo vốn cho nhà nước và không gây biến động trên thị trường.

Về quản lý tài chính trong khoa học còn khó khăn, chúng tôi xin ghi nhận. các khung chính sách gần đây đã có những đổi mới nhất định. Có những cơ sở khoa học đã chuyển sang doanh nghiệp, Bộ cũng đã nghiên cứu mô hình đề án cho vay không lãi để làm khoa học.

ĐB Mai Thị Ánh Tuyết (An Giang): CP và Bộ tài chính tập trung điều hành kiềm chế lạm phát nhưng thống kê vừa qua, tháng 5 vừa qua cao nhất, là do tăng giá lương thực, làm mặt bằng giá, tăng 22,9%, tăng không xuống, hình thành mặt bằng giá mới. Cử tri cho là sự phối hợp bộ ngành chưa tốt, nhát là Bộ Tài chính là cơ quan tham mưu? vấn đề điều hành thị trường, nhịp nhàng hay không?

Bộ trưởng Vũ Văn Ninh: Thống kê tổ điều hành, tháng 6 là thị trường lương thực có nhiều diễn biến phức tạp, trên thế giới có nhiều tác động, mặt hàng lương thực, ô tô, dầu.....

Về kiểm soát kiềm chế lạm phát, tháng 5 tăng cao, chủ yếu do lương thực. 42,8% trong rổ hàng hóa là lương thực thực phẩm. Việc triển khai giải pháp chống lạm phát trong đó có chống đầu cơ kiểm soát giá là do nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều bộ.... Trên địa bàn, pháp lệnh giá quy định trách nhiệm bộ và ngành trong điều hành chính sách giá

Còn để kiểm soát, chủ yếu vấn là địa phương. Để xảy ra tình trạng này, chia sẻ trách nhiệm cả bộ và địa phương.

Về trách nhiệm Bộ Tài chính, CP đã chỉ đạo giải pháp tổng thể chống thiên tai dịch bệnh, đã có các bộ ngành khác, riêng Bộ tài chính, đã chỉ đạo để có các nguồn lực dự phòng, dự trữ. CP đã chỉ đạo để xuất nguồn lực dự trữ, đảm bảo có 200 ngàn tấn lương thực dự trữ trong năm 2008

Về ngân sách, đã chỉ đạo dành phần tăng thu ngân sách trong năm để đảm bảo kinh phí phòng chống thiên tai, dịch bệnh. Kinh phí xử lý tai nạn GT, được để lại cho các ngành để xử lý và đảm bảo an toàn giao thông.

ĐB Đặng Như Lợi (Cà Mau): Vậy tổ chức tập đoàn có thay đổi gì lớn về phương thức điều hành quản lý kinh doanh vì thực tế vẫn có tình trạng mượn tiếng nhà nước và vốn người khác để làm giàu? Quản lý sau cổ phần hóa như thế nào? Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước đã bỏ ra bao nhiêu tiền để kinh doanh chứng khoán? Hiệu quả đến đến đâu?

Ông Nguyễn Văn Phúc Phó CN UB Kinh tế: Các chính sách, kể cả về thủy lợi phí lẫn các chinh sách an sinh, rồi quyết định 289 cũng chưa được thực hiện là trách nhiệm Bộ tài chính hay địa phương triển khai chậm? Trách nhiệm của QH, Chính phủ hay Bộ tài chính, bộ KH - ĐT về tình trạng nguồn vốn dư thừa chuyển nguồn nhiều.

Ví dụ, có một cầu bị lũ lụt cách đây 10 năm đi tiếp xúc cử tri tôi đã phải nói với bộ trưởng Bộ GTVT, sửa gì về cơ chế điều hành vốn

ĐB Nguyễn Văn Nhượng (Ninh Thuận): Nguyên nhân lạm phát tăng cao có nhiều, vớii tư cách đứng đầu tham mưu điều hành chính sách tài chính, bội chi cao... điều này có khả quan không? Liệu khi CP ra lệnh cho tập đoàn không đúng thì điều chỉnh thế nào, hứa với QH thế nào?

Tình trạng cổ phần hóa để làm thất thoát vốn nhà nước, chuyện 1 số người hưởng lợi khắc phục thế nào? Về đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước, trách nhiệm đến đâu?

Bộ trưởng Vũ Văn Ninh: Về quản lý các tổng công ty, công ty sau cổ phần hóa. Trước hết, sau quá trình đổi mới quản lý, sau CPH tiếp tục hoạt động theo mô hình doanh nghiệp, thay đổi cơ bản nhất.

Còn đại diện chủ sở hữu là ai, với các tổng công ty chuyển từ tập đoàn thì đại diện vẫn do tập đoàn và tổng công ty mẹ chỉ huy. Với các công ty trực thuộc, thì đại diện phần chủ sở hữu sẽ được chuyển cho Tổng công ty đầu tư và sở hữu phần vốn nhà nước. Hiện, có một số tổng công ty đã chuyển đổi và cổ phần hóa. Cơ bản hoạt động theo luật DN.

Bộ Tài chính quản lý nhà nước về mặt tài chính, có tham gia như sau, góp phần cùng các bộ hoạch định chính sách, chiến lược, để tạo môi trường, khung pháp lý cho DN hoạt động trên cơ sở thanh tra, kiểm tra. Bộ Tài chính không được giao sở hữu phần vốn bất kỳ DN nào

Về tổng công ty kinh doanh vốn nhà nước mua cổ phần thế nào? Có chức năng đầu tư tài chính, vốn. Việc tham gia là phù hợp chức năng nhiệm vụ

Mục đích, khi thị trường chứng khoán biến động, nhất là khi có những cổ phiếu đi xuống, tổng công ty tham gia với 2 mục đích: Thứ nhất, mua cổ phần, cổ phiếu ở những tổng công ty mà đơn vị này tham gia để giữ giá phần đóng góp của mình, thông qua đó, nhằm ổn định tâm lý nhà đầu tư. Lỗ lãi tính cả giai đoạn chứ không phải theo thời điểm

Vì thị trường lúc lên lúc xuống. Theo số liệu, kinh doanh chứng khoán là lĩnh vực tuyệt mật nên không công bố. Trong bối cảnh hiện nay, mà công bố thì sẽ bất lợi cho thị trường và ảnh hưởng đến cân đối vĩ mô và tình hình chung.

Về câu hỏi ĐB Nguyễn Văn Phúc, với những chính sách đã công bố, chúng tôi đã chuẩn bị hết nguồn vốn. Kể cả bù lỗ xăng dầu cũng đã ứng tới 95%, ngoài ra tiền dập dịch, bão lụt... cũng ứng cả.

Về chuyển nguồn nhiều, tại sao có công trình thiếu vốn. Tôi đã từng phát biểu rằng chuyển nguồn không phải do thừa vốn. Chuyển nguồn có nhiều, có thể là để cuối năm, hoặc do các chương trình mục tiêu QG chậm, hoặc do dự án dở dang nhưng đến thời điểm này chưa làm xong, phải chuyển nguồn cho sang năm.

Như vậy là không phải do thừa vốn, theo quy trình và phân cấp hiện nay, Thủ tướng chỉ cấp và cho phép những dự án trọng điểm QG còn đâu đều đã phân cấp hết cho địa phương. Địa phương phê duyệt và quyết định

Bộ trưởng Vũ Văn Ninh: Về vốn, đã giao địa phương nên do địa phương chịu trách nhiệm. Trừ vốn trái phiếu CP, nếu có thay đổi danh mục thì mới phải báo cáo. Vốn hiện nay chưa đủ so với nhu cầu, nếu cân đối tất cả thì không đủ vốn. Người cân đối đầu tư phải cân nhắc xem đâu là ưu tiên.

Tại thời điểm này, khung pháp lý và cơ chế khá đầy đủ để địa phương tự làm có vấn đề khác là thiếu vốn nên chưa đủ trang trải.

Về chất vấn của ĐB Nguyễn Văn Nhượng, chi tiêu ngân sách dàn trải, bội chi cao trong khi tập đoàn đầu tư đa ngành nên chưa hiệu quả? Xin báo cáo là bội chi ngân sách còn phải bàn thảo nhiều vì quan điểm khác nhau

Theo quy định chỉ ngân sách TƯ mới được bội chi còn địa phương phải cân bằng. Bội chi ngân sách chỉ được bội chi dùng cho phát triển chứ không cho chi thường xuyên. Và bù đắp chỉ bằng nguồn vay đầu tư nước ngoài.

Đầu tư năm nay gần 100 nghìn tỷ, hoàn toàn cho đầu tư phát triển. Dùng một phần vốn vay và phần khác huy động nguồn thu trong nước.

Bội chi cao hay thấp. Theo chúng ta, 5%, còn theo thông lệ quốc tế là 3%. Bội chi cũng phải tính đến an ninh tài chính QG . Hiện nay, dư nợ quốc gia 29%. Như vậy chuyên gia khuyến cáo dư nợ QG dưới 50% là an toàn. Bội chi là cơ hội để huy động nguồn vốn cho phát triển. Bội chi mà lãng phí mới đáng lo.

Đầu tư vào lĩnh vực mạo hiểm như chứng khoán, ngân hàng là cần khống chế. Đầu tư chứng khoán cũng hai loại. Nếu là công ty chứng khoán thì không sao, còn cho quỹ đầu tư là có rủi ro. Nhà nước đã khống chế là phải có biện pháp kiểm soát.

Cổ phần cổ phiếu trong phạm vi này nếu đã mua thì chuyển cho người khác.

Bộ trưởng Vũ Văn Ninh: Trước kia làm thí điểm có thể định giá không sát. DN chỉ chiếm 12% vốn nhà nước, toàn công ty dưới 10 tỷ. Bán ra cũng là bán cho cổ đông trong công ty. Sau đó, nhận ra làm thế chưa tốt, CP đã có nghị định 109 yêu cầu định giá chỉ là giá tham vấn, yêu cầu thuê tư vấn trong và ngoài xác định giá trị DN và đưa ra đấu giá ở thị trường chứng khoán. Cho là làm thế sẽ tránh thất thoát vốn nhà nước. Đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước ở DN.

ĐB Đặng Như Lợi: Thành lập tập đoàn chỉ là tổng công ty 91 đổi tên chứ có gì khác? Tổ chức tập đoàn theo đúng nghĩa, thực tế, cổ phần của mình chi phối. Tôi muốn nói, chỗ này là đổi tên và đánh giá tỷ suất lợi nhuận trên vốn của tập đoàn hiện nay, trước đây những TCT xếp loại đặc biệt cũng thấp.

ĐB Nguyễn Văn Phúc : Rõ ràng về tập đoàn kinh tế, hiện theo nghị quyết Bộ Chính trị, đang thí điểm. Bộ chính trị nói, thí điểm thì QH và CP cũng phải thống nhất là thí điểm. Tôi bảo lưu ý kiến trong Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Dầu khí, Bộ công thương cũng đưa khái niệm tập đoàn vào Luật dầu khí. Tôi tán thành ý kiến bộ trưởng KH - ĐT là Chính phủ nên có nghị định. QH chưa nên vội đưa vào luật vấn đề tập đoàn kinh tế.

ĐB Nguyễn Văn Phúc: Ý kiến bộ trưởng Ninh về vốn. Kể cả luật ngân sách đã thông qua, phải đánh giá lại. Bộ tài chính bảo, làm đúng luật. Còn bộ GTVT cũng bảo vướng về Luật. Vậy vướng ở chỗ nào, phải nói cho rõ.

Cử tri nói, về tổng thể, cử tri đọc báo chí thấy rất dư thừa, mà nơi này nơi khác vẫn loanh quanh thiếu vốn. Đề nghị cho biết luật thiếu ở chỗ nào. Cơ chế do ai quyết định do Bộ KH - ĐT hay do ai quyết định. Chúng ta công bố vốn dư thừa chuyển từ năm này qua năm khác mà Bộ Tài chính, Bộ GTVT và KH-ĐT đều nói do vướng cơ chế.

Bộ trưởng Vũ Văn Ninh: Cầu cụ thể, tôi không phụ trách. Phải xem cầu này là phân cấp cho ai, Bộ GTVT hay địa phương. Nếu do địa phương, thì xem lại ngân sách địa phương. Nếu do bộ thì xem lại. Tôi nghĩ chắc lại do thiếu vốn, chưa được bố trí vốn.

Về vấn đề của ĐB Đặng Như Lợi, Thủ tướng cũng đang chỉ đạo xây dựng cơ chế về sở hữu vốn trong DN. Con người cũ nhưng cơ chế đã đổi mới, không phải bộ máy cũ là cách làm cũ.

ĐB Nguyễn Mạnh Hùng (Thái Nguyên): Về quyết toán ngân sách 2008 đã thông qua. Kiểm toán nói, số vi phạm không giảm. Thứ hai, không có kiến nghị nào của kiểm toán được thực hiện. Thứ ba, TƯ thực hiện không nghiêm bằng địa phương. Xin hỏi có giải pháp gì để khắc phục?

TN có nhiều văn bản gửi Bộ Công thương về việc người dân bị ảnh hưởng bởi đường dây điện. Bộ Công thương nói, đã có văn bản gửi cho Bộ Tài chính, để sửa đổi một số vấn đề dự án.

ĐB Hà Sơn Nhin: Về kinh doanh, xin hỏi việc vừa qua gửi tài khoản kho bạc ở các ngân hàng như vậy có đúng nguyên tắc quản lý tiền tệ? Có phải vì đầu tư lớn cho ngân hàng như vậy nên mới tăng trưởng quá nóng? Liên quan gì đến lạm phát hay không?

Bộ trưởng Vũ Văn Ninh: Nhiều báo cáo kiểm toán mới công bố nên đang kiểm tra.Về vốn, xin được nói là đã giao cho địa phương thực hiện. Chúng tôi đã yêu cầu các địa phương phải báo cáo nguyên nhân vì sao tiến độ thực hiện chậm. Nếu do thủ tục thì sẽ xử lý thủ tục, do vốn thì sẽ xử lý về vốn.

Về việc tham mưu cho ngân hàng Thương mại và kho bạc vay, chúng tôi không cam kết cho ngân hàng thương mại vay vốn. Hiện kho bạc có lượng tiền để thanh toán vốn đầu tư và vốn chi thường xuyên cho ngân sách. Trên tài khoản thanh toán của kho bạc nằm trong ngân hàng, đã tồn tại 17 năm nay. Đây không phải nguyên nhân lạm phát.

Luật cho phép kho bạc được gửi tài khoản này tại ngân hàng nhà nước hoặc tại ngân hàng thương mại. Chúng tôi thanh toán ngân sách đến tận xã, huyện, nên chúng tôi gửi ở ngân hàng địa phương. Lệ phí chênh lệch ở các ngân hàng này không đáng kể. Tiền tài khoản kho bạc nằm ở ngân hàng là như vậy. Nếu ngân hàng đảm bảo thanh toán được cho đến tận huyện hay tận xã thì chúng tôi cho gửi.

ĐB Đặng Thuần Phong (Bến Tre): Định mức chi tiêu công rất chậm thay đổi, chưa thấy tiêu chí gì dù đại biểu nhiều lần đề cập. Đề nghị Bộ trưởng làm rõ. Trong khi nhập khẩu tăng đột biến, chính sách vẫn tăng cung tiền trong thời gian dài làm mất cân đối với GDP, lạm phát có nguyên nhân chính do nhịp độ tăng chi tiêu ở NN, bội chi , tốc độ chi tiêu 20,3/năm, thu nội địa 119.000 tỷ đồng, tăng 71.000 tỷ đồng, trong khi chi lại tăng 131.000 tỷ, gần gấp đôi thu nội địa. Tổng cầu là gốc rễ lạm phát, làm sao để khắc phục?

ĐB Phạm Quốc Anh (Đồng Nai): Chủ trương không nâng giá một số mặt hàng thiết yếu: xăng dầu, sắt, thép xi măng trong khi thời hạn 1/6 đã cận kề. Đề nghị Bộ trưởng nói rõ biện pháp cần làm, cá nhân tôi e rằng rất khó khăn, tôi muốn Bộ trưởng trình bày rõ Bộ sẽ phải làm gì quyết liệt?

Bộ trưởng Vũ Văn Ninh: Định mức chi tiêu công chậm sửa đổi. Chúng tôi đã lên 1 danh mục những khoản chi, trong đó, sửa rất nhiều. Nhiều chế độ chi tiêu do CP quyết định khung, quyết định mức tối đa, một số quyết định theo vùng, có hệ số để tiếp cận. Hệ thống văn bản gần đây đã cập nhật, địa phương không phản ánh kêu ca gì vì bước đầu thấy phù hợp. Có thể một số chế độ chính sách chưa sát.

Về tình hình tăng cung tiền, tăng cung tiền thì tạo áp lực cho lạm phát. Nhưng phân tích, sẽ thấy nếu bội chi quá mức hoặc không hiệu quả sẽ gây lạm phát. Còn bội chi trong mức cho phép, vay trong nước ngoài nước, 75% của 66 nghìn 900 tỷ là vay trong nước, là huy động nguồn lực trong nước, là hút tiền vào. Còn đầu tư kém hiệu quả mới gây bất ổn an ninh tài chính QG. Tôi cũng thừa nhận là có tác động.

Vừa rồi CP đã đưa ra một gói giải pháp, cả về tiết kiệm chi tiêu công, trong đó 10% từ ngân sách. Mỗi giải pháp đều góp phần vào kiềm chế lạm phát. Chẳng hạn điều chỉnh thuế nhập khẩu vừa rồi. Nhiều mặt hàng tháng 5 đã giảm thuế nhập khẩu

Hoàn toàn khả thi, chúng ta tiết kiệm 10% trừ những phần cứng ra thì có thể tiết kiệm được. Thứ hai thông báo xuống địa phương, vẫn còn có địa phương chưa báo cáo. Dự kiến con số khoảng trên 2000 tỷ... Với cân đối ngân sách hiện có, ngân sách nhà nước sẽ phải bù cho một số chênh lệch hiện nay. Về lâu dài, nhà nước đã chọn kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Nên về lâu dài sẽ không duy trì chế độ bao cấp giá. Hiện, bù lỗ xăng dầu nên buôn lậu rất nhiều. VN là 14.000 còn Lào và Campuchia là 18.000.

Về lâu dài phải có giải pháp hợp lý để điều hành kinh tế thị trường. Như vậy không có nghĩa sau tháng 6 là giá lại lên. Phải có lộ trình thích hợp. Phương án cụ thể thế nào, chưa thể tính hết.

theo VNN

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm