Sau Tết TP.HCM sẽ sớm có 5 văn phòng thừa phát lại

Trong 21 thừa phát lại vừa được bổ nhiệm có 17 nam, 4 nữ, tuổi từ 33 đến 58. Có 14 người đang là luật sư thuộc Đoàn Luật sư TP.HCM, 2 người nguyên là chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự, 2 người là cán bộ công an, 2 người là cán bộ pháp chế ngành và 1 người là cán bộ tòa án.

Sau Tết TP.HCM sẽ sớm có 5 văn phòng thừa phát lại ảnh 1

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Đức Chính (thứ hai từ trái sang) cùng các thừa phát lại mới được bổ nhiệm. Ảnh: Phạm Quang

Phát biểu tại lễ trao quyết định, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Đức Chính cho rằng những thừa phát lại vừa được bổ nhiệm nếu làm tốt công việc của mình sẽ là nhân tố thúc đẩy, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan tư pháp. Đặc biệt là sắp tới người dân được lựa chọn giữa cơ quan thi hành án dân sự của nhà nước hoặc văn phòng thừa phát lại để yêu cầu thi hành án dân sự.

Sau Tết TP.HCM sẽ sớm có 5 văn phòng thừa phát lại ảnh 2

Thứ trưởng Nguyễn Đức Chính trao đổi với các thừa phát lại sau lễ bổ nhiệm

Thứ trưởng Nguyễn Đức Chính nói: “Tôi tin rằng những thừa phát lại vừa được bổ nhiệm là những người hết sức tâm huyết với nghề mới mẻ này và sẽ làm tốt công việc. Khuyến khích một văn phòng thừa phát lại có nhiều thành viên bởi vì việc rất nhiều. Sau một thời gian hoạt động, sẽ đánh giá các văn phòng thừa phát lại, nếu thành công sẽ mở rộng thêm. Có triển vọng sẽ triển khai thừa phát lại ở các tỉnh, thành phố khác chứ không chỉ riêng TP.HCM”.

Các thừa phát lại đang là luật sư phải rút tên khỏi đoàn luật sư trước khi được cấp thẻ thừa phát lại. Những thừa phát lại đang hoạt động trong các ngành khác như công an, tòa án… cũng phải nghỉ các việc đó trước khi được cấp thẻ thừa phát lại. Trong 6 tháng sau khi được bổ nhiệm, nếu thừa phát lại không hành nghề mà không có lý do chính đáng thì sẽ bị rút quyết định bổ nhiệm thừa phát lại.

Sau khi được trao quyết định bổ nhiệm, các thừa phát lại cần lập đề án thành lập văn phòng thừa phát lại. Ông Trần Văn Bảy, Trưởng phòng Bổ trợ tư pháp (Sở Tư pháp TP.HCM) cho biết trước mắt TP.HCM sẽ có 5 văn phòng thừa phát lại được đặt tại các quận 1, 5, 8, Tân Bình và Bình Thạnh của TP.HCM. Sau Tết Canh Dần, hồ sơ xin bổ nhiệm thừa phát lại sẽ được công khai trên báo chí và cơ quan chức năng sẽ tiếp tục xét bổ nhiệm tiếp đợt 2.

Lãnh đạo Bộ Tư pháp cùng lãnh đạo Sở Tư pháp TP.HCM hứa sẽ sẵn sàng lắng nghe phản ánh của các thừa phát lại để trợ giúp họ, tạo mọi điều kiện để các văn phòng thừa phát lại đáp ứng được sự trông chờ của nhà nước và người dân.


DANH SÁCH 21 THỪA PHÁT LẠI ĐẦU TIÊN ĐƯỢC BỔ NHIỆM

 

STT

Họ và tên

Ngày sinh

Giới tính

1

Đoàn Tiến Hưng

27-11-1972

Nam

2

Lê Mạnh Hùng

17-8-1961

Nam

3

Nguyễn Thúy Hằng

20-10-1975

Nữ

4

Nguyễn Căn

4-6-1952

Nam

5

Nguyễn Đức Dũng

26-11-1960

Nam

6

Phạm Quang Giang

23-2-1975

Nam

7

Vũ Thị Trường Hạnh

20-11-1975

Nữ

8

Nguyễn Thị Thu Hiên

10-3-1969

Nữ

9

Nguyễn Mạnh Hùng

7-11-1977

Nam

10

Trần Quốc Hương

24-11-1973

Nam

11

Bùi Anh Kiệt

17-8-1960

Nam

12

Đỗ Như Lưu

2-3-1971

Nam

13

Nguyễn Khôi Năng

10-7-1955

Nam

14

Trần Thị Ánh Nguyệt

7-1-1966

Nữ

15

Nguyễn Tiến Pháp

20-6-1980

Nam

16

Đặng Huy Quân

31-3-1974

Nam

17

Nguyễn Năng Quang

4-3-1973

Nam

18

Phan Minh Sâm

23-12-1970

Nam

19

Nguyễn Văn Thắng

30-10-1966

Nam

20

Đỗ Phi Thường

7-3-1966

Nam

21

Trần Hoàng Việt

7-6-1959

Nam

Thẩm quyền, phạm vi tống đạt

1. Văn phòng thừa phát lại được quyền thỏa thuận để tống đạt các văn bản của cơ quan thi hành án dân sự TP.HCM, cơ quan thi hành án dân sự quận, huyện tại TP.HCM; Tòa án nhân dân TP.HCM và các Tòa án nhân dân quận, huyện tại TP.HCM.

2. Thừa phát lại có quyền thực hiện việc tống đạt các văn bản của tòa án và cơ quan thi hành án dân sự tại khoản 1 của Điều này ngoài địa bàn TP.HCM.

Thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng

1. Thừa phát lại có quyền lập vi bằng đối với các sự kiện, hành vi theo yêu cầu của đương sự, trừ trường hợp quy định tại Điều 6 của Nghị định này, các trường hợp vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng, đời tư, đạo đức xã hội và các trường hợp pháp luật cấm.

2. Thừa phát lại được lập vi bằng các sự kiện, hành vi xảy ra trên địa bàn TP.HCM.

Thẩm quyền, phạm vi xác minh điều kiện thi hành án

Thừa phát lại có quyền xác minh điều kiện thi hành án liên quan đến việc thi hành án mà vụ việc đó thuộc thẩm quyền thi hành của các cơ quan thi hành án dân sự tại TP.HCM.

Khi thực hiện, thừa phát lại có quyền xác minh ngoài địa bàn TP.HCM trong trường hợp đương sự cư trú, có tài sản hay có điều kiện thi hành án ngoài địa bàn TP.HCM.

Thẩm quyền, phạm vi thi hành án của thừa phát lại

1. Thừa phát lại được quyền trực tiếp tổ chức thi hành theo đơn yêu cầu của đương sự đối với các bản án, quyết định:

a) Bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực của Tòa án cấp huyện nơi Thừa phát lại đặt văn phòng;

b) Bản án, quyết định phúc thẩm của tòa án cấp tỉnh đối với bản án, quyết định sơ thẩm của tòa án cấp huyện nơi thừa phát lại đặt văn phòng;

c) Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của tòa án cấp tỉnh đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tòa án cấp huyện nơi thừa phát lại đặt văn phòng.

2. Thừa phát lại có thể tổ chức thi hành các vụ việc quy định tại khoản 1 Điều này ngoài địa bàn quận, huyện nơi đặt văn phòng thừa phát lại nếu đương sự có tài sản, cư trú hay có các điều kiện khác ngoài địa bàn quận, huyện nơi đặt văn phòng thừa phát lại.

Trích Nghị định 61/2009/NĐ-CP

Những việc thừa phát lại không được làm

1. Không được tiết lộ thông tin về việc thực hiện công việc của mình, trừ trường hợp pháp luật cho phép.

2. Thừa phát lại không được đòi hỏi bất kỳ khoản lợi ích vật chất nào khác ngoài chi phí đã được ghi nhận trong hợp đồng.

3. Trong khi thực thi nhiệm vụ của mình, Thừa phát lại không được nhận làm những việc liên quan đến qtyền, lợi ích của bản thân và những người là người thân thích của mình, bao gồm: Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Thừa phát lại, của vợ hoặc chồng của Thừa phát lại; cháu ruột mà Thừa phát lại là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.

4. Các công việc bị cấm khác theo quy định của pháp luật.

Trích Nghị định 61/2009/NĐ-CP

PHẠM QUANG - BÌNH AN

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm