Nhận diện tham nhũng trong quản lý đất đai

Phát biểu tại buổi công bố báo cáo, chiều 19-1, Đại sứ Đan Mạch John Nielsen cho biết tham nhũng trong đất đai ở Việt Nam chủ yếu liên quan tới vấn đề độc quyền ra quyết định và thiếu minh bạch. Ông khuyến cáo giải quyết tham nhũng bằng một số biện pháp, chẳng hạn thuê ngoài các đơn vị định giá đất đai (như TP.HCM đã thực hiện) để đảm bảo khách quan, công khai hóa mọi quyết định về đất đai để người dân được biết. Đại sứ cũng bày tỏ hy vọng bản báo cáo sẽ là một tài liệu hữu ích trong cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng.

GS-TS Đặng Ngọc Dinh - Giám đốc CECODES, một thành viên tham gia dự án - cho hay, tham nhũng trong đất đai thường xuất hiện ở hai khâu căn bản. Thứ nhất là khâu cấp giấy phép. Thứ hai, quan trọng hơn, là tham nhũng trong giao đất và cho thuê đất. Ông nhận xét: “Cốt lõi ở đây là quyền quyết định quá lớn của chính quyền địa phương – cấp huyện, cấp tỉnh. Vấn đề bây giờ là làm thế nào để giảm quyền ấy đi”. Đồng tình với quan điểm này, GS-TS Đặng Hùng Võ, cũng là người có đóng góp cho báo cáo, nói: “Muốn chống tham nhũng thì phải kiểm soát được các hành vi có thể dẫn tới tham nhũng. Hiện nay, các tỉnh gần như giữ toàn quyết định về đất đai. Họ quyết cả việc giao đất cho ai, giá bao nhiêu, tức là từ A tới Z. Mấu chốt bây giờ là chúng ta phải kiểm soát được quyền lực ấy”.

Một số chính sách hiện tại cũng khiến tham nhũng liên quan đến đất đai trở nên “màu mỡ” hơn, chẳng hạn việc Nhà nước thực hiện cưỡng chế thu hồi đất, đặc biệt là khi đất được định giá thấp hơn giá thị trường, tạo ra lợi nhuận lớn đối với một số ít người và kích thích họ tham nhũng. Ông Đặng Hùng Võ cho biết, ngay ở nước láng giềng Trung Quốc, chính quyền đã áp dụng một cơ chế rất khác, đó là trả tiền thuê đất cho người bị thu hồi đất. “Như ở ta thì chỉ đưa cho người ta một cục tiền thôi là hết trách nhiệm. Trong khi đó, tại Trung Quốc, nhà đầu tư phải trả một khoản thuê đất hằng năm cho người có đất bị trưng dụng. Có như thế mới đảm bảo cho người bị mất đất một sinh kế tốt hơn”.

Được hỏi về triển vọng cải thiện tình hình trong năm 2011, ông Võ nói: “Chống tham nhũng là một quá trình lâu dài, chúng ta chỉ có thể hy vọng mỗi năm giảm được một chút... Trước mắt, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, kiểm tra thực thi pháp luật là việc chúng ta có thể làm. Chúng ta cũng có thể động viên khả năng giám sát của các tổ chức xã hội, của từng người dân. Hy vọng năm 2011 tình hình sẽ sáng sủa hơn”.

XUÂN VŨ

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Quan hệ Việt Nam - Australia bước sang một chương mới

Quan hệ Việt Nam - Australia bước sang một chương mớiLENS

(PLO)- Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Australia Anthony Albanese thống nhất nâng cấp quan hệ Việt Nam-Australia lên Đối tác chiến lược toàn diện và trao đổi, nhất trí cùng phối hợp chặt chẽ để thực hiện sáu phương hướng lớn nhằm đưa hợp tác trên các lĩnh vực đi vào chiều sâu, hiệu quả, thực chất hơn.

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Campuchia Hun Manet

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Campuchia Hun Manet

(PLO)- Thủ tướng Việt Nam và Thủ tướng Campuchia nhất trí nâng cao hơn nữa hiệu quả hợp tác kinh tế-thương mại-đầu tư, đẩy mạnh kết nối hai nền kinh tế, nhất là kết nối giao thông, làm cơ sở và tạo động lực mới cho việc tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực khác.