Lễ an táng Đại tướng Lê Đức Anh tại Nghĩa trang TP.HCM

+ Lúc 16 giờ 50 phút, Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình, Trưởng ban tổ chức lễ tang, nói: "Sáng nay, lễ truy điệu đồng chí nguyên Chủ tịch nước đã được tổ chức trọng thể tại Nhà tang lễ Quốc gia Hà Nội. Giờ, chúng ta có mặt ở đây để thực hiện nghi thức an táng. Nghĩa trang TP.HCM là nơi yên nghỉ cuối cùng của đồng chí Lê Đức Anh. Nghi thức an táng xin được phép bắt đầu".

Lễ an táng Đại tướng Lê Đức Anh tại Nghĩa trang TP.HCM ảnh 2

Ông Lê mạnh Hà, con trai cố Chủ tịch nước Lê Đức Anh; Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân rải hoa tiễn biệt  lần cuối trước khi an táng đại tướng Lê Đức Anh.  Ảnh: HOÀNG GIANG 

Ông Trương Hoà Bình, Trưởng Ban lễ tang đã gửi lời cảm ơn lãnh đạo Đảng nhà nước, đại diện lực lượng vũ trang nhân dân, đại diện các đoàn ngoại giao... cùng toàn đồng bào đồng chí đã đến đưa tang Đại tướng Lê Đức Anh về nơi an nghỉ cuối cùng.

+ Đến 16 giờ 30, đoàn linh xa đưa linh cữu cố Chủ tịch nước Lê Đức Anh về đến Nghĩa trang TP.HCM, nhiều người dân đến tiễn biệt...

Lễ an táng Đại tướng Lê Đức Anh tại Nghĩa trang TP.HCM ảnh 5

Người dân và các lãnh đạo đón linh cữu cố Chủ tịch nước Lê Đức Anh tại Nghĩa trang TP.HCM. Ảnh: HOÀNG GIANG 

+ Đến 16 giờ 45 phút, đã diễn ra lễ an táng cố Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh tại Nghĩa trang TP.HCM.

Các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã đến đưa tiễn đứa con ưu tú của đất nước về với đất mẹ.

Lễ an táng Đại tướng Lê Đức Anh tại Nghĩa trang TP.HCM ảnh 8

Các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, nguyên lãnh đạo cao cấp đến đưa tiễn cố Chủ tịch nước Lê Đức Anh. Ảnh: HOÀNG GIANG 

+ Đến 15 giờ 50, đoàn linh xa ngang qua nhà cố Chủ tịch nước Lê Đức Anh ở 240 đường Pasteur (phường 6, quận 3), dừng lại vài phút trước khi tiếp tục lăn bánh.

Đoàn linh xa đang ngang qua nhà Cố chủ tịch nước Lê Đức Anh. Ảnh: LÊ  THOA 

Linh cữu đang di chuyển ra khỏi sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh: HOÀNG GIANG 

+ Lúc 3 giờ 40 phút, đoàn linh xa đang di chuyển hướng về quân khu 7 trên đường Hoàng Văn Thụ.

Đoàn linh xa đang trên đường Trường Sơn. Ảnh: HOÀNG GIANG 

Đưa linh cữu cố Chủ tịch nước Lê Đức Anh từ máy bay ra linh xa

+ Lúc 16 giờ, Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc... và nhiều lãnh đạo cấp cao đã có mặt tại Nghĩa trang TPHCM.

Tại đây, Thủ tướng và các lãnh đạo đã thắp hương trên phần mộ kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát, Thượng tướng Lâm Văn Thê, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, luật sư Nguyễn Hữu Thọ... và nhiều mộ liệt sĩ khác tại nghĩa trang.

Người thân cố Chủ tịch nước LÊ Đức Anh tại nghĩa trang TP.HCM. 

+ Đến 15 giờ 20, các chiến sĩ của đội dẫn đoàn ở sân bay Tân Sơn Nhất đã vào vị trí để chuẩn bị đón linh cữu nguyên Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh.

15 giờ 30 phút, đường Trường Sơn vào sân bay Tân Sơn Nhất đã cấm một chiều xe.

Đoàn xe dẫn đường đang vào vị trí. Ảnh: HOÀNG GIANG 

Các tuyến đường đoàn xe sẽ đi qua được tăng cường an ninh. Nơi đặt linh cữu nguyên Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh cũng đã chuẩn bị xong.

Công tác chuẩn bị tại Nghĩa trang TP.HCM đã hoàn tất. Ảnh: NGUYỄN TRÀ 

Nơi đặt linh cữu nguyên Chủ tịch nước ở nghĩa trang TP.HCM đã hoàn tất. 

Trước cổng nghĩa trang TP.HCM, an ninh cũng được siết chặt. Ảnh: NGUYỄN TRÀ

Lúc 14 giờ 50, sân bay Tân Sơn Nhất, nơi linh cữu Đại tướng Lê Đức Anh đáp xuông đang có mưa.

Đoàn di quan linh cữu Đại tướng Lê Đức Anh sẽ đi qua Bộ Tư lệnh Quân Khu 7 và nhà riêng của ông ở 240 đường Pasteur (phường 6, quận 3) trước khi đến Nghĩa trang TP.HCM.

Dầm mưa đón linh cữu Đại tướng Lê Đức Anh. Ảnh: LÊ THOA 

+Tại khu vực nhà riêng của nguyên Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh (240 Pasteur, phường 6, quận 3), cơn mưa lớn bất ngờ đổ xuống. Cây hoa giấy nở rực bên góc nhà rụng đầy trước sân.

Lúc này, nhiều người dân xung quanh đã đứng quanh nhà Đại tướng để đón linh cữu. Được biết, thi hài của nguyên Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh sẽ di chuyển chậm ngang nhà trước khi được an táng tại Nghĩa trang TP.HCM.

Đón linh cữu Đại tướng trên đường Pasteur. Ảnh: LÊ THOA 

Chị Nguyễn Thị Kim Nhung, 49 tuổi là hàng xóm sát vách với nhà Đại tướng, nói: Hay tin Đại tướng mất, chị cũng như bao người dân khác sống quanh đây cảm thấy như mất đi điều gì đó. “Sáng nay, người ta tới trước sân quét dọn, sạch sẽ. Tui cũng lấy chổi ra phụ quét. Giờ cứ ngóng đợi cụ về nhà để thắp cho cụ nén nhang”.

+ Trong sáng nay lễ viếng và lễ truy điệu Đại tướng Lê Đức Anh đã diễn ra trang nghiêm tại ba điểm ở Hà Nội, TP.HCM và Thừa Thiên - Huế.

Tại Nhà tang lễ Quốc gia (số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội), nhiều đoàn trong nước và quốc tế đã đến viếng. Đoàn Ban chấp hành Trung ương Đảng do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm trưởng đoàn vào viếng đầu tiên để tiễn biệt Đại tướng Lê Đức Anh. Tiếp đó là đoàn viếng của Quốc hội, Chính phủ, Chủ tịch nước, Ủy ban MTTQ Việt Nam... Các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước đều bày tỏ xúc động, vô cùng thương tiếc Đại tướng Lê Đức Anh, nhà lãnh đạo xuất sắc với những cống hiến to lớn cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước thực hiện nhiệm vụ quốc tế giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi thảm họa diệt chủng, cũng như trong công cuộc đổi mới, hội nhập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trong số nhiều đoàn quốc tế đã đến viếng, có đoàn đại biểu cấp cao Vương quốc Campuchia do Thủ tướng Hunsen dẫn dầu; Đoàn đại biểu cấp cao Lào do Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước Saysomphone Phomvihane dẫn đầu.

+ Tại Hội trường Thống nhất (TP.HCM), Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân gửi tới gia quyến Đại tướng Lê Đức Anh lời chia buồn sâu sắc. Ông ghi vào sổ tang: “Vô cùng thương tiếc và tưởng nhớ một vị tướng tài ba, quả cảm, trực tiếp chỉ huy nhiều chiến dịch lớn, là Phó Tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, để lại nhiều dấu ấn quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, gắn bó sâu nặng với nhân dân Nam Bộ, với quân dân Sài Gòn – Gia Định – TP.HCM”.

Nhiều người đến viếng cũng bày tỏ tiếc thương vô hạn một vị tướng giỏi, một dũng tướng tài ba mưu lược, luôn có mặt ở những chiến trường ác liệt nhất, một trong những nhà lãnh đạo mẫu mực, quyết đoán.

Trong lễ truy điệu diễn ra lúc 10 giờ 45 phút sáng cùng ngày, đọc điếu văn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn đối với Đại tướng Lê Đức Anh.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Đại tướng Lê Đức Anh là một chiến sĩ cách mạng kiên trung, đã dành cả đời cho sự nghiệp cách mạng của toàn dân tộc. Đại tướng mất đi là mất mát lớn không chỉ của gia đình mà còn là mất mát lớn của Đảng, Nhà nước và toàn thể nhân dân.

Theo Thủ tướng, Đại tướng Lê Đức Anh là một vị tướng trận mạc, một nhà chỉ huy xuất sắc, có tầm nhìn chiến lược, có chiến thuật tài tình và linh hoạt xử lý các tình huống phức tạp; là một trong hai sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam được phong hàm vượt cấp từ Đại tá lên Trung tướng. Cuộc đời binh nghiệp của Đại tướng gắn với nhiều chiến trường vào Nam ra Bắc và thực hiện nhiệm vụ quốc tế cao cả.

Đại diện cho thế hệ lãnh đạo hôm nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hứa trước anh linh Đại tướng sẽ nói theo tấm gương mẫu mực, đức độ, trọn đời phấn đấu cho dân, cho nước của Đại tướng, nguyện đoàn kết một lòng, ra sức phấn đấu để tiếp tục sự nghiệp của Đảng và nhân dân, vì một nước Việt Nam giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn mình.

Đáp từ, ông Lê Mạnh Hà - con trai Đại tướng Lê Đức Anh cảm ơn lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng đội, bạn bè và người thân đã luôn bên cạnh Đại tướng. Ông cũng cảm ơn các thầy thuốc chăm sóc sức khoẻ cho ba ông trong nhiều năm.

Trước anh linh của cha mình, ông Hà rất xúc động và tự hào trước gia tài lớn mà cha ông để lại cho con cháu, đó là một trái tim nhân hậu và dũng cảm.

PLO sẽ cập nhật thông tin

Lộ trình đoàn di quan tại TP.HCM

Đường Trường Sơn → đường Trần Quốc Hoàn → đường Hoàng Văn Thụ → đường Nguyễn Văn Trỗi → đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa → đường Võ Thị Sáu → đường Pasteur → đường Điện Biên Phủ → cầu Sài Gòn 1 → Xa lộ Hà Nội → cầu vượt Ngã tư Thủ Đức → Quốc lộ 1 → đường Số 12 → Nghĩa trang TP.HCM. 

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm